Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Chiến tranh Đông Dương”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
Rimbo (thảo luận | đóng góp)
lịch sử phức tạp hơn tưởng tượng của chúng ta
Rimbo (thảo luận | đóng góp)
Dòng 370:
====Kêu gọi sự công nhận và ủng hộ của các cường quốc====
[[Tập tin:HoChiMinhTelegramToTruman1946.png|nhỏ|phải|Bức điện Chủ tịch [[Hồ Chí Minh]] gửi Tổng thống Mỹ [[Harry S. Truman]] kêu gọi sự ủng hộ của Mỹ nhưng không được đáp lại]]
Ngoài ra, Chủ tịch Hồ Chí Minh còn gửi thư cho nhiều nguyên thủ quốc gia trên thế giới kêu gọi công nhận nhà nước Việt Nam mới được thành lập cũng như tranh thủ sự ủng hộ nhưng không nhận được hồi âm ([[Tổng thống Hoa Kỳ]] [[Harry S. Truman]]<ref>[http://rationalrevolution.net/war/collection_of_letters_by_ho_chi_.htm Collection of Letters by Ho Chi Minh]. Bức thư này không được trả lời cũng như không được công bố trước công chúng tới tận năm 1972</ref>, lãnh tụ Liên Xô [[Iosif Vissarionovich Stalin|Stalin]], [[Tổng thống Pháp]] [[Léon Blum]], bộ trưởng Thuộc địa Pháp Marius Moutet và Nghị viện Pháp,…). Từ giữa tháng 10/1945 đến tháng 3/1946, Hồ Chí Minh đã gửi nhiều điện tín cho Tổng thống, Bộ trưởng Ngoại giao, Chủ tịch Ủy ban Đối ngoại Thượng viện Mỹ và Liên Hiệp Quốc kêu gọi Mỹ và Liên Hiệp Quốc can thiệp vào Việt Nam trên cơ sở những nguyên tắc của Hiến chương Đại Tây Dương và vì lý do nhân đạo nhưng không đến được tay những người có thẩm quyền do Việt Nam Dân chủ Cộng hòa chưa được Mỹ công nhận nên không được hồi đáp<ref>Why Vietnam, Archimedes L.A Patti, Nxb Đà Nẵng, 2008, trang 619</ref>. Trong lúc đó, những người Việt Nam theo chủ nghĩa Quốc gia và những người Pháp theo chủ nghĩa thực dân qua những mối quan hệ với giới chính trị Trung Quốc và Pháp tuyên truyền rằng Hồ Chí Minh là tay sai trung thành của Liên Xô. Ngày 5/12/1946, khi A.B. Moffat, Vụ trưởng Vụ Đông Nam Á A.B. Moffat thuộc Bộ ngoại giao Mỹ, đến thăm Đông Dương, Bộ trưởng Ngoại giao Mỹ Acheson có điện tín chỉ dẫn trong trường hợp gặp Hồ Chí Minh "''phải luôn nhớ rằng ông Hồ đã được xác định là một tay sai của Quốc tế Cộng sản''".<ref>Why Vietnam, Archimedes L.A Patti, Nxb Đà Nẵng, 2008, trang 622-623</ref>
 
Ngay sau khi ký Hiệp định sơ bộ ngày 6/3/1946, Hồ Chí Minh được nội các đồng ý đã gửi một phái đoàn ngoại giao đến Trùng Khánh để tái khẳng định tình hữu nghị Việt - Trung và để thăm dò việc Tưởng Giới Thạch muốn hai nước sẽ có quan hệ thế nào sau khi ký Hiệp ước Hoa-Pháp. Thứ trưởng Ngoại giao [[Nghiêm Kế Tổ]], một thành viên Việt Quốc có nhiều mối quan hệ ở Trung Quốc, làm trưởng đoàn, 2 người còn lại là thành viên Việt Minh. Đêm trước khi 3 người khởi hành, Hồ Chí Minh cử Cố vấn Vĩnh Thụy (Bảo Đại) đi cùng. Ban đầu cả Nghiêm Kế Tổ và Bảo Đại đều phản đối ý tưởng này nhưng sau khi họp với Nguyễn Tường Tam và Vũ Hồng Khanh họ thay đổi ý kiến. Theo David G. Marr, Hồ Chí Minh muốn ngăn cản tướng [[Philippe Leclerc de Hauteclocque|Leclerc]] lôi kéo Bảo Đại trong khi các nhà lãnh đạo Việt Quốc lại thấy Bảo Đại có thể trở thành lãnh tụ của một chính phủ mới của phe Quốc gia được Trung Quốc và Hoa Kỳ ủng hộ. Ngày 13/4/1946, đoàn công tác về đến Hà Nội còn Bảo Đại vẫn ở lại Trùng Khánh rồi sang Hồng Kông sống lưu vong cho đến khi những người Việt Quốc gia lưu vong khác đến gặp ông năm 1947.<ref>David G. Marr, Vietnam: State, War, and Revolution (1945–1946), page 421-422, California: University of California Press, 2013</ref>