Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Cây Giáng Sinh”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
Không có tóm lược sửa đổi
→‎Nguồn gốc: kỳ thị tín ngưỡng
Dòng 8:
Vào thế kỷ thứ VIII, thánh [[Boniface]], một thầy tu [[người Anh]], trên đường hành hương, ông tình cờ bắt gặp một nhóm những kẻ ngoại đạo sùng bái đang tập trung quanh một [[cây sồi]] lớn, dùng một đứa trẻ để tế thần. Để dừng buổi tế thần và cứu đứa trẻ, Boniface đã hạ gục cây sồi chỉ bằng một quả đấm. Tại nơi đó đã mọc lên một cây thông nhỏ. Vị thánh nói với những kẻ ngoại đạo rằng cây thông nhỏ là cây của sự sống và nó tượng trưng cho cuộc sống vĩnh hằng của [[Giê-su|Chúa cứu thế]].<ref>[http://web.archive.org/web/20071226045035/http://my.opera.com/nguyentienthuc/blog/cay-giang-sinh Cây giáng sinh]</ref><ref>[http://vietbao.vn/Xa-hoi/Cay-Giang-sinh-bieu-tuong-cua-su-song-bat-diet/10752044/127/ Cây Giáng sinh - biểu tượng của sự sống bất diệt]</ref>
 
Theo một nguồn khác, thì giáo sĩ Boniface từ Anh sang Đức truyền bá đức tin Cơ đốc. Ông đã tặng cho thành phố Geismer một cây thông tượng trưng cho tình thương và một tín ngưỡng mới mà ông đã mang đến cho dân tộc Đức. Khi người Đức chấp nhận Cơ đốc giáo, họ chọn cây thông làm cây giáng sinh (cây Nô-en) để nhắc nhở họ nhớ đến công ơn của thánh Boniface, người đã giúp họ dẹp bỏ tà thần trở lạitheo thờ phượng Thiên Chúa.<ref>Giải đáp 306 câu hỏi của Tín Hữu Cơ Đốc / Diệp Dung, In lần thứ 6, có sửa chữa, bổ sung; Nxb Tôn giáo, 2009</ref>
 
Một truyền thuyết khác lại kể rằng, vào một đêm Noel đã rất lâu rồi có một người tiều phu nghèo khổ đang trên đường trở về nhà thì gặp một đứa trẻ bị lạc và lả đi vì đói. Mặc dù nghèo khó nhưng người tiều phu đã dành lại cho đứa trẻ chút thức ăn ít ỏi của mình và che chở cho nó yên giấc qua đêm. Vào buổi sáng khi thức dậy, ông nhìn thấy một cái cây đẹp lộng lẫy ngoài cửa. Hoá ra đứa trẻ đói khát tối hôm trước chính là Chúa cải trang. Chúa đã tạo ra cây để thưởng cho lòng nhân đức của người tiều phu tốt bụng.