Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Cá rô phi”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
Qbot (thảo luận | đóng góp)
n Sửa bài về sinh vật, thêm hình.
Dòng 21:
So với các loài cá khác thì cá rô phi sớm gần gũi với đời sống của con người. Những hình ảnh cá rô phi đã có ở các bức khắc trên đá trong các kim tự tháp của Ai Cập. Cá rô phi cũng là loài cá được con người đưa vào nuôi đầu tiên vào năm 1924 và sau đó nuôi rộng rãi ở nhiều nước trên thế giới vào những năm 1940-1950, nhất là ở những nước nhiệt đới và cận nhiệt đới, thời gian gần đây nuôi rô phi mới thực sự phát triển mạnh mẽ trở thành một ngành nuôi có qui mô công nghiệp, cho sản lượng thương phẩm lớn và đạt hiệu quả kinh tế cao. Cá rô phi là loài cá phổ biến, ở đâu cũng nuôi được. Tuy nguồn gốc của nó là từ châu Phi nhưng tới nay đã có hơn 100 nước trên thế giới nuôi rô phi.
==Các loài==
Năm 1964 người ta mới biết khoảng 30 loài cá rô phi, hiện nay đã lên khoảng 80 loài, trong đó chỉ có trên 10 loài có giá trị kinh tế trong nuôi trồng thủy sản. Loài rô phi bé nhất là [[tilapia grahami]] ở hồ magadi của Kênya (châu phi) khi thành thục cá chỉ dài 5 cm và nặng 13 g. Loài rô phi có cỡ lớn nhất là rô phi vằn [[oreochromis niloticus]], gốc ở hồ Rudolf nằm ở ranh giới giữa ba nước [[Kênya]], [[Êtiôpi]] và [[Suđăng]] có con dài trên 64 cm, nặng tới 7g7kg.
 
Để có tên khoa học cho cá rô phi như hiện nay, người ta đã phải qua mấy lần đặt, rồi lại đổi tên, năm 1968 tất cả các loài cá rô phi có một chấm đen ở cuối vây lưng (gọi là “chấm tilapia”) đều được xếp vào một giống Tilapia. Từ năm 1973, Trewavas đã đề nghị tách giống Tilapia này thành hai giống mới: