Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Quốc gia Việt Nam”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
Treluong (thảo luận | đóng góp)
Không có tóm lược sửa đổi
Linquo (thảo luận | đóng góp)
Dòng 229:
Hơn nữa, chính Pháp trước đó cũng đã ký với Chính phủ [[Việt Nam Dân chủ Cộng hòa]] bản [[Hiệp định sơ bộ Pháp-Việt (1946)|Hiệp định sơ bộ Pháp-Việt 1946]] và [[Tạm ước Việt - Pháp]], với những hứa hẹn tương tự sẽ công nhận Việt Nam là ''"nước tự do"'' thuộc Liên hiệp Pháp. Nhưng sau đó hai bên tiếp tục có những xung đột quân sự tại Hải Phòng và Hà Nội. Khi Pháp gửi [[Tối hậu thư Morlière|tối hậu thư]] đòi [[Việt Nam Dân chủ Cộng hòa]] đình chỉ mọi hoạt động chuẩn bị chiến tranh, tước vũ khí của Tự vệ Hà Nội và trao cho quân đội Pháp việc duy trì an ninh tại Hà Nội, chính phủ [[Việt Nam Dân chủ Cộng hòa]] từ chối nhượng bộ. Ngay sau đó, [[Chủ tịch]] [[Hồ Chí Minh]] ra ''Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến''.<ref>[http://www.bqllang.gov.vn/index.php?option=com_content&view=article&id=904:ch-t-ch-h-chi-minh-va-l-i-keu-g-i-toan-qu-c-khang-chi-n-l-i-h-ch-c-a-non-song&catid=99&Itemid=743&lang=vi Chủ tịch Hồ Chí Minh và Lời kêu gọi Toàn quốc kháng chiến - lời hịch của non sông, Huyền Trang, Ban Quản lý Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh]</ref>
 
Người Pháp nhận thức rằng sự sụp đổ của hệ thống thuộc địa trên phạm vi thế giới là một xu hướng thực tế nhưng với tư cách một cường quốc, người Pháp tiếp tục đẩy mạnh chiến tranh, nhằm tìm cho nước Pháp "một lối thoát danh dự" ra khỏi cuộc chiến tại Việt Nam<ref name="ngocchinh">[http://www.baotanglichsu.vn/portal/vi/Tin-tuc/Theo-dong-lich-su/2013/03/3A92361A/ Kế hoạch Na-va và chiến cục Đông Xuân, 1953-1954, Hoàng Ngọc Chính, Bảo tàng Lịch sử Quốc gia, 15/03/2013]</ref>. Những người Pháp ủng hộ cuộc chiến cho rằng nếu Pháp để mất Đông Dương, sở hữu của Pháp tại hải ngoại sẽ nhanh chóng bị mất theo<ref name="Spencer.Encyc.188">Spencer C.Tucker, ''Encyclopedia of the Vietnam War'', ABC-CLIO, 2000, tr. 188.</ref>. Chính vì thế Pháp cố kéo dài cuộc chiến cho đến năm 1954, cho tới khi bị Việt Nam Dân chủ Cộng hòa đánh bại ở [[chiến dịch Điện Biên Phủ|trận Điện Biên Phủ]]<ref name="ngocchinh"/>.
 
Nhà sử học [[Stephen G. Hyslop]] tổng kết: những quốc gia được trao trả độc lập hòa bình chủ yếu là thuộc địa của [[Anh]] và [[Hà Lan]], những quốc gia đi theo [[chủ nghĩa thực dân định cư]] vốn không còn tha thiết duy trì thuộc địa vì thu được ít lợi tức, trong khi đó người Pháp thì ngược lại. Họ là nước đi theo [[chủ nghĩa thực dân bóc lột]] và không muốn mất đi lợi tức từ thuộc địa, nên đã cố gắng tái chiếm thuộc địa tới cùng cho tới lúc bị đánh bại mới thôi (như ở Việt Nam và Algérie)<ref>Lược sử thế giới. Stephen G. Hyslop. NXB Bách khoa toàn thư. Trang 350</ref>.