Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Kiều-trần-như”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
Linquo (thảo luận | đóng góp)
Không có tóm lược sửa đổi
Dòng 5:
 
===Gặp gỡ Tất Tạt Đa Cồ đàm ===
Thuở ấy, vua [[Vua Tịnh Phạn|Tịnh Phạn]] đã mời [[sa môn]] Kiều Trần Như và đông đảo các vị sa môn học rộng tài cao khác vào triều dự lễ đặt tên cho thái tử. Trong buổi lễ này, sau khi quan sát [[tướng mạo]] đặc biệt của thái tử, Kiều Trần Như quả quyết rằng, sau này thái tử sẽ hoàn toàn thoát tục và đắc quả đại chánh giác. Bởi vậy, về sau, khi nghe tin thái tử Tất Đạt Đa từ bỏ hoàng cung vào rừng xuất gia học đạo, ông đã dẫn theo bốn đạo sĩ thân thiết (con của các vị đạo sĩ khác) tên là Bạt Đề (Bhardrika - Bhaddiya), Bà Sư Ba (Vaspa -Vappa), Ma Ha Nam (Mahanama) và A Thuyết Thị (Asvajit - Assaji), cùng đi tìm thái tử để tu học. Khi đức Cồ Đàm (Gautama - Gotama - tức thái tử Tất Đạt Đa) tìm đến đạo tràng của đạo sư Uất Đầu Lam Phất (Udraka Ramaputra - Uddaka Ramaputta), ở vùng phụ cận phía Nam kinh thành Vương Xá,  của vương quốc Ma Kiệt Đà để xin học đạo, Ngài đã gặp sa môn Kiều Trần Như nơi đây. Hai vị sa môn đần dần kính mến nhau về thông minh tài trí và đức hạnh thanh cao, mà trở thành tri kỉ của nhau. Không những sa môn Kiều Trần Như đã coi sa môn Cồ Đàm là một người bạn tri kỉ, mà còn hơn nữa, là một bậc thầy.
 
(Cũng có tài liệu nói rằng, tôn giả Kiều Trần Như vốn là anh ruột của thân mẫu tôn giả Phú Lâu Na (một trong mười vị đệ tử lớn của Phật). Sau khi thái tử Tất Đạt Đa từ bỏ hoàng cung đi xuất gia tìm đạo giải thoát, vua Tịnh Phạn đã phái tôn giả cùng với bốn bạn hữu kể trên, tìm đến rừng Khổ Hạnh (Tapovana) để cùng bầu bạn với thái tử trong lúc tu hành.)