Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Kinh tế Việt Nam, 1976-1986”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
Bình Giang (thảo luận | đóng góp)
n +hình
Dòng 19:
 
===Cải tạo xã hội chủ nghĩa ở miền Nam===
[[Tập_tin:Vietnam real national income growth 1976-1985.png|nhỏ|phải|250px|Tốc độ tăng trưởng thu nhập quốc dân thực tế hàng năm.]]
====Hợp tác hóa====
Việc hợp tác hóa ở miền Nam được tiến hành khẩn trương trong các năm từ [[1977]] đến [[1980]]. Tuy nhiên, rút kinh nghiệm hợp tác hóa ở miền Bắc có nhiều thất bại và có tính đến đặc thù miền Nam, hợp tác hóa ở miền Nam chỉ bao gồm thành lập một số hợp tác xã thí điểm, còn hình thức tập đoàn sản xuất có quy mô và tổ chức đơn giản là hình thức chính. Ruộng đất được tập hợp lại để tổ chức canh tác tập thể, sản phẩm được phân chia căn cứ theo mức đóng góp. Máy móc nông nghiệp của nông dân bị trưng mua để thành lập các tập đoàn phục vụ sản xuất nông nghiệp. Các tập đoàn sản xuất có nghĩa vụ bán sản phẩm của mình cho Nhà nước theo giá kế hoạch thấp hơn rất nhiều giá thị trường. Bù lại, Nhà nước cung cấp vật tư và hàng hóa tiêu dùng cho các tập đoàn.<ref>Đặng Phong (2008), trang 91-94.</ref>
Hàng 78 ⟶ 79:
 
==Thời kỳ siết lại==
[[Tập_tin:Inflation Vietnam 1976-1986 (Retail price).png|nhỏ|trái|250px|Diễn biến lạm phát.]]
Mặt trái của sự “phá rào” là gây ra những lộn xộn, mất trật tự. Kế hoạch tập trung do Trung ương giao thì bị bỏ bê trong khi kế hoạch 2 và kế hoạch 3 thì lại được thực hiện tích cực. Tình trạng tranh mua, tranh bán xuất hiện khiến giá hàng bị đẩy lên cao. Để thu mua được mức kế hoạch đề ra, Nhà nước phải in thêm tiền, vì thế lạm phát tăng tốc.