Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Đền Mây”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
Không có tóm lược sửa đổi
Không có tóm lược sửa đổi
Dòng 2:
Ðền Mây là một di tích quốc gia thuộc [[quần thể di tích Phố Hiến]] đã được xếp hạng di tích quốc gia đặc biệt. Đền nằm bên [[sông Hồng]], cạnh bến đò Mây xưa thuộc xã Ðằng Châu, [[thành phố Hưng Yên]], nơi đã được dân gian ca ngợi "''Trăm cảnh nghìn cảnh không bằng Bến Lảnh, Ðò Mây''". Đền Mây là nơi thờ tướng quân [[Phạm Bạch Hổ]] thời [[12 sứ quân]] (tức [[Phạm Phòng Át]]).<ref>[http://archives.gov.vn/Pages/Tin%20chi%20ti%E1%BA%BFt.aspx?itemid=932&listId=cb018edc-28eb-4aca-9b21-bd3ad3eef91d&ws=content Đền Mây], Cục văn thư lưu trữ nhà nước</ref>
 
==Lịch sử==
Theo thần tích xã Ðằng Châu, thân mẫu tướng quân [[Phạm Bạch Hổ]] một hôm đi chợ về, qua làng Ðằng Châu, gặp mưa to gió lớn, phải trú vào ngôi miếu, thấy ánh hào quang rực sáng, liền đó gặp hổ trắng hiện lên. Bà kinh hãi ngất đi, tỉnh lại trời đã tạnh. Sau bà về có mang, sinh ông ngày 10 tháng Giêng năm Canh Ngọ (922), đặt tên là Phạm Bạch Hổ. Tráng niên, Bạch Hồ theo Ngô Quyền có tài thao lược, trừng trị [[Kiều Công Tiễn]] và đánh quân xâm lược Nam Hán. Ðất nước thanh bình, ông xin [[Ngô Quyền]] về đất cũ Ðằng Châu khai hoang lập ấp. Năm 965, [[12 sứ quân]] nổi lên chiếm giữ các vùng. [[Phạm Bạch Hổ]] (xưng [[Phạm Phòng Át]]) chiếm giữ Châu Ðằng trong ba năm (965 - 967). [[Ðinh Bộ Lĩnh]] thu phục [[12 sứ quân]], chấm dứt tình trạng cát cứ. Cảm phục tài đức của [[Ðinh Bộ Lĩnh]], [[Phạm Phòng Át]] đem quân theo về, được vua Ðinh phong chức Thân vệ tướng quân, luôn được vua trọng dụng. Vào ngày Rằm tháng 11, có một đám mây vàng sà xuống dinh Bạch Hổ. Ông theo mây vàng mà bay đi. Dân Ðằng Châu nhớ ơn công đức, tôn ông là Vua Mây và xây miếu thờ ông gọi là Ðền Mây. Ở làng Ngọc Ðồng, huyện Kim Ðộng xây lăng thờ ông, vì thế trong dân gian có câu: "Miếu làng Ðằng, lăng làng Ðồng".