Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Thanh đảng trong Đảng Cộng sản Liên Xô”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
Không có tóm lược sửa đổi
Không có tóm lược sửa đổi
Dòng 1:
'''Những cuộc thanh trừng của Stalin''' ({{Lang-rus|Чистка, Чистки (Pl.)}}, ''Tschistka, Tschistki'') là cụm từ chỉ khoảng thời gian trong lịch sử Liên Xô, khi [[Josef Stalin]] nắm quyền lực, lúc mà đã xảy ra rất nhiều việc trù dập và giết hại những người, mà theo cái nhìn của Stalin, về chính trị không thể tin cậy được và những thành phần đối lập. Tổng số nạn nhân trong thời gian này không được biết chắc, và cũng khó mà kiểm tra được, theo ủy ban Schatunowskaja, điều tra theo ủy quyền của Nikita Chruschtschow, dưới hầm của cơ quan [[KGB]] (cơ quan thay thế NKWD): Từ 1 tháng 1 1935 cho tới tháng 7 1940 mật thám của Stalin đã cho bắt 19 840 000 dân Xô Viết; 7 triệu trong số đó, hơn 1/3, đã chết trong các trại lao động, nhà tù.<ref>[http://www.spiegel.de/spiegel/spiegelspecialgeschichte/d-54841286.html DER GROSSE TERROR], Ấn bản lịch sử đặc biệt của tuần báo Spiegel 4/2007 về Experiment Kommunismus, die Russische Revolution und Ihre Erben (Thí nghiệm Cộng sản, cách mạng Nga và những di sản của nó)</ref>
 
Ngay từ trong thập niên 1920 Stalin đã bắt đầu loại trừ những đối thủ hoặc những người ông cho là đối thủ chính trị của mình ra khỏi đảng Cộng sản Liên Xô. Sau đó các nạn nhân thường bị chụp mũ với những cáo trạng giả tạo để xử họ qua những vụ án chỉ để tác động dư luận quần chúng, hay xử ngầm, bị xử tử, nhốt tù hay tù lao động trong các trại tù [[Gulag]].{{fact}}<ref>Horst Schützler, ''Vorwort'', in: ''Schauprozesse unter Stalin 1932–1952. Zustandekommen, Hintergründe, Opfer'', Dietz, Berlin 1990, S. 8 f.</ref>
 
Trong cái gọi là cuộc khủng bố vĩ đại (''[[đại thanh trừng|đại khủng bố]]'') từ 1936 tới 1938, cũng còn được gọi là cuộc đại thanh trừng là đỉnh cao của các cuộc thanh trừng chính trị: trong khoảng thời gian này mỗi ngày có tới 1.000 bị giết chết. Với sự mất mát của những người lãnh đạo, những chức năng căn bản của Đảng, hành chính và quân đội cũng bị ảnh hưởng nặng nề. Nhiều nơi toàn bộ các cán bộ Đảng đã bị bắt. Vì vậy năm 1938 cường độ của các việc trù dập theo lệnh của Stalin đã giảm đi nhiều nhưng cũng không ngưng hẳn.{{fact}}