Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Nhà Hạ”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
Dòng 73:
Năm 334 TCN, một nhánh khác của nước Việt bị nước Sở đánh bại đã chạy đến vùng [[Phúc Kiến]] xây dựng nước [[Mân Việt]]. Quốc gia này bị nhà Tần khuất phục, tuy nhiên chẳng bao lâu "nhà Tần hươu khiến thiên hạ cùng đuổi", cháu 7 đời của Vô Cương là [[Vô Chư]] vì có công chống Tần nên được Hán Cao Tổ cho phép phục quốc và phong làm Mân Việt Vương. Mân Việt bị chiếm đóng một phần bởi nhà Hán vào cuối thế kỷ thứ 2 trước Công nguyên. Tuy nhiên, do địa hình được bao bọc bởi núi non, nhà Hán lúc đó không thể hoàn toàn kiểm soát được vùng này. Mân Việt bị thôn tính bởi [[Nam Việt]] từ năm 183 TCN đến 135 TCN, nhưng họ phục quốc chưa bao lâu thì bị xâm chiếm bởi nhà Hán năm 110 trước Công Nguyên. Một phân nhóm dân tộc tên là [[Huệ An Nữ]] tự nhận họ là con cháu của những người Mân Việt xưa. Ngày nay, theo phân loại dân tộc của Trung Quốc, nhóm Huệ An Nữ được xếp làm một nhánh của dân tộc Hán.
 
Năm 472 TCN, sau khi tiêu diệt [[Ngô (nước)|nước Ngô]], Việt vương Câu Tiễn phong cho con trai thứ (chưa rõ tên) ở [[Đông Âu quốc|Đông Âu tộc]] (nay thuộc [[Ôn Châu]] và [[Thai Châu]] tỉnh [[Chiết Giang]]. Tuy nước Việt bị Sở sát nhập nhưng bộ phận Đông Âu tộc vẫn được quyền tự trị, thủ lĩnh bộ tộc tự xưng là Đông Âu vương. Năm 220 TCN, [[Tần Thủy Hoàng]] hạ lệnh phế truất thủ lĩnh đời thứ sáu Đông Âu tộc là [[An Chu]], Đông Âu tộc bị sát nhập với Mân Việt thành quận Mân Trung, chấm dứt sau 252 năm tồn tại. Năm 209 TCN, con trai An Chu là [[Giao]] nhân nhà Tần đại loạn cũng vùng lên phục quốc, năm 200 TCN được Hán Cao Tổ phong làm Hải Dương Tề Tín Hầu. Năm 191 TCN, Hán Huệ Đế cải phong Giao làm Đông Hải vương, tuy nhiên thế tục vẫn gọi ông này là Đông Âu vương. Năm 138 TCN, Đông Âu quốc chính thức bị nhà Hán sát nhập, quân chủ cuối cùng là [[Sô Vọng]] bị Hán Vũ Đế giáng phong làm Quảng Vũ hầu.
 
== Phạm vi thế lực và phân chia hành chính ==