Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Kinh tế Việt Nam, 1976-1986”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
Bình Giang (thảo luận | đóng góp)
Bình Giang (thảo luận | đóng góp)
nKhông có tóm lược sửa đổi
Dòng 108:
 
==Vài trò lịch sử của Trường Chinh trong các năm 1984-1986==
Nhà nghiên cứu [[sử kinh tế]] Đặng Phong cho rằng [[Trường Chinh]] là một trong những người lãnh đạo có trình độ học vấn cao, có phương pháp [[tư duy]] và làm việc bài bản nhưng thiên về những nguyên tắc cứng nhắc, sách vở, mô phạm, xa rời thực tiễn dẫn tới phạm sai lầm trong [[Cải cách ruộng đất (Việt Nam Dân chủ Cộng hòa)|cải cách ruộng đất ở miền Bắc năm 1953-1956]], từng phê phán mạnh mẽ khoán nông nghiệp ở [[Vĩnh Phú]] năm 1968,<ref>Đặng Phong (2008), trang 161.</ref> và ít nhất đến đầu năm 1983 vẫn chưa có chuyển biến lớn trong tư duy kinh tế.<ref>Đặng Phong (2008), trang 216.</ref>
 
Tuy nhiên, trước những báo cáo về tình hình đổi mới ở cơ sở, và sau những chuyến đi tìm hiểu thực tế tại các địa phương trong năm 1983, và tham khảo ý kiến của các chuyên gia có tư tưởng đổi mới, Trường Chinh đã có thay đổi lớn và nhanh chóng về tư duy kinh tế. Cũng từ thời gian này, sức khỏe của Tống Bí thư Lê Duẩn yếu đi nhiều, nên Trường Chinh nắm một số công việc của vị trí Tổng Bí thư Đảng. Ở cương vị này và với tư duy mới, Trường Chinh đã mở đường đi cho lịch sử Việt Nam. Tại Hội nghị Trung ương 6 khóa V (tháng 7/1984), Trường Chinh đã đọc một báo cáo trong đó ông cho rằng mô hình kinh tế hiện hành là mô hình “phi kinh tế, không thể chấp nhận được” và yêu cầu “thừa nhận sự tồn tại khách quan của giá thị trường”.<ref>Văn kiện Đảng toàn tập, tập 45, năm 1984, trang 254-256.</ref> Tại Hội nghị Trung ương 7 khóa V (tháng 12/1984) và 8 (tháng 5/1985), Trường Chinh tiếp tục nhấn mạnh những điểm đổi mới của mình về các vấn đề kinh tế.<ref>Đặng Phong (2008), trang 243.</ref> Mặc dù [[cải cách giá - lương - tiền]] không diễn ra như ông mong muốn và gây ra cuộc khủng hoảng kinh tế năm 1985-1986, song nó đã khiến các cấp các ngành nhận thức được yêu cầu từ bỏ dứt khoát mô hình kinh tế cũ.
 
Đặc biệt, trong quá trình chuẩn bị báo cáo chính trị cho Đại hội Đại biểu Toàn quốc lần thứ VI của Đảng Cộng sản Việt Nam năm 1986, Trường Chinh đã từ bỏ bản thảo trình Lê Duẩn (mới qua đời) mà ông đánh giá là chưa đáp ứng được những nhu cầu bức bách của cuộc sống và cho viết lại để cho ra đời một báo cáo lịch sử.<ref>Đặng Phong (2008), trang 262-266.</ref>
 
==Chú thích==