Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Enver Hoxha”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
Lotye (thảo luận | đóng góp)
n General Fixes
Dòng 55:
Vào tháng 7 năm 1942, Enver Hoxha đã viết "Lời kêu gọi đến giai cấp nông dân Albania" và cho lưu hành dưới tên Đảng Cộng sản Albania.<ref>Enver Hoxha, "Call to the Albanian Peasantry" contained in the ''Sellected Works of Enver Hoxha: Volume I'', pp. 31-38.</ref> Lời kêu gọi được đưa ra để tranh thủ sự ủng hộ tại Albania cho cuộc kháng chiến chống lại những kẻ xâm lược phát xít Ý. Những người nông dân được khuyến khích giữ lại ngũ cốc của họ, từ chối chi trả bất cứ khoản thuế hay phí chăn nuôi nào cho chính quyền phát xít Albania.<ref>Enver Hoxha, "Call to the Albanian Peasantry" contained in the ''Selected Works of Enver Hoxha: Volume I'', p. 36.</ref> Sau Hội nghị tháng 12 năm 1942 tại [[Pezë]], [[Mặt trận Giải phóng Dân tộc Albania|Mặt trận Giải phóng Dân tộc]] được thành lập với mục đích thống nhất những người Albania chống phát xít, bất kể ý thức hệ hay tầng lớp.
 
Tháng 3 năm 1943, Hội nghị Quốc gia đầu tiên của Đảng Cộng sản Albania đã bầu Hoxha làm [[Tổng Bí thư|Bí thư thứ nhất]]. Trong chiến tranh, vai trò của [[Liên Xô]] tại Albania là không đáng kể, khiến Albania trở thành nước duy nhất bị chiếm đóng trong [[Chiến tranh thế giới thứ hai|Thế chiến II]] giành được độc lập mà không dựa trên định đoạt của cường quốc.<ref>[http://query.nytimes.com/gst/fullpage.html?res=9E06E4D61F38F93BA15757C0A963948260 Of Enver Hoxha And Major Ivanov, ''New York Times'', ngày 28 Apriltháng 4 năm 1985]</ref> Ngày 10 tháng 7 năm 1943, các nhóm du kích Albania đã tổ chức thành các đơn vị đại đội, tiểu đoàn và lữ đoàn chính quy với tên gọi Quân đội Giải phóng Dân tộc Albania. Tổ chức này nhận được hỗ trợ quân sự từ cơ quan tình báo Anh, [[MI6|SOE]].<ref>Bernd J Fischer. "Resistance in Albania during the Second World War: Partisans, Nationalists and the S.O.E.", ''East European Quarterly'' 25 (1991)</ref> Tổng bộ được thiết lập với [[Spiro Moisiu]] là chỉ huy còn Enver Hoxha là chính ủy. Các du kích cộng sản tại [[Nam Tư]] đã có một vai trò lớn trên thực tế, họ giúp đỡ trong các cuộc tấn công và trao đổi vật tư, song thông tin liên lạc giữa họ và người Albania bị hạn chế và các thư tín thường đến muộn, đôi khi một kế hoạch đã được Quân Giải phóng Dân tộc Albania phê chuẩn mà chưa tham khảo được ý kiến từ du kích Nam Tư.
 
==== Bất đồng với những người cộng sản Nam Tư ====
Dòng 64:
Sau khi giải phóng đất nước khỏi lực lượng chiếm đóng phát xít vào ngày 29 tháng 11 năm 1944, một số đơn vị du kích Albania đã vượt biên giới để sang vùng đất Nam Tư do Đức chiếm đóng, tại đây họ đã chiến đấu cùng với quân du kích của Tito và [[Hồng Quân|Hồng quân]] [[Liên Xô]] trong một chiến dịch chung nhằm đẩy lui các ổ kháng cự cuối cùng của Đức trên đất Nam Tư. Nguyên soái Tito, trong một cuộc họp của Nam Tư vào những năm sau đó, đã cảm ơn Hoxha vì sợ giúp dỡ của quân du kích Albania đối với cuộc Chiến tranh Giải phóng Dân tộc của Nam Tư. [[Mặt trận Dân chủ (Albania)|Mặt trận Dân chủ]] đã kế tục Mặt trận Giải phóng Dân tộc vào tháng 8 năm 1945 và cuộc bầu cử đầu tiên sau chiến tranh đã được tổ chức tại Albania vào ngày 2 tháng 12. Mặt trận là tổ chức chính trị hợp pháp duy nhất được phép tham gia cuộc bầu cử, và chính quyền tuyên bố rằng 93% người dân Albania đã bỏ phiếu cho Mặt trận.<ref>Jacques. p. 433. Miranda Vickers. ''The Albanians: A Modern History''. New York: I.B. Tauris, 2000. p. 164.</ref>
 
Ngày 11 tháng 1 năm 1946, vua Zog chính thức bị phế truất, và Albania tuyên bố trở thành Cộng hòa Nhân dân Albania (đổi tên thành [[Cộng hòa Nhân dân Xã hội chủ nghĩa Albania]] năm 1976). Với vai trò là Bí thư thứ nhất, Hoxha là nguyên thủ quốc gia trên thực tế và là người quyền lực nhất tại đất nước.<ref>{{chú thích sách|author=Taylor & Francis Group|title=Europa World Year|url=http://books.google.com/books?id=wGA4o-UhAfgC&pg=PA441|accessdate=ngày 10 Januarytháng 1 năm 2012|date=2004-09|publisher=Taylor & Francis|isbn=978-1-85743-254-1|page=441}}</ref>
 
==Thời kỳ đầu lãnh đạo (1946-65)==
Dòng 88:
 
===Quan hệ với Liên Xô===
Sau khi tuyệt giao với Nam Tư, Hoxha tự gắn kết Albania với Liên Xô, nước mà ông hết sức khâm phục. Trong giai đoạn 1948–1960, 200&nbsp;triệu Đô la Mỹ viện trợ của Liên Xô đã được trao cho Albania để mở rộng công nghệ và cơ sở hạ tầng. Ngày 22 tháng 2 năm 1949, Albania đã được tiếp nhận vào [[Hội đồng Tương trợ Kinh tế|Comecon]] và Albania trở thành một quân cờ để Liên Xô gây sức ép lên Nam Tư và cũng đóng vai trò là một thế lực thân Xô tại [[biển Adriatic]]. Một căn cứ tàu ngầm đã được xây dựng trên đảo [[Sazan]] gần [[Vlorë]], đặt ra một mối đe dọa đối với [[Đệ lục Hạm đội Hoa Kỳ|Hạm đội 6]] của Hoa Kỳ. Mối quan hệ giữa hai bên tiếp tục duy trì sự gần gũi cho đến cái chết của Stalin vào ngày 5 tháng 3 năm 1953. Albania đã tổ chức quốc tang nhằm tưởng nhớ Stalin. Hoxha tập hợp toàn bộ dân chúng tại quảng trường lớn nhất ở thủ đô, yêu cầu họ quỳ, và bắt họ thực hiện lời tuyên thệ hai nghìn từ với nội dung "trung thành vĩnh viễn" và "lòng biết ơn" với "người cha thân yêu" và "nhà giải phóng vĩ đại", đến người mà người dân nợ "mọi thứ."<ref>''The Economist'' 179 (ngày 16 Junetháng 6 năm 1956): 110.</ref>
 
Dưới thời [[Nikita Sergeyevich Khrushchyov|Nikita Khrushchev]], người kế nhiệm Stalin, viện trợ bị cắt giảm và Albania dược khuyến khích áp dụng chính sách chuyên môn hóa của Khrushchev. Dưới chính sách này, Albania sẽ phát triển sản xuất nông nghiệp để cung cấp cho Liên Xô và các nước khác trong [[khối Warszawa]] trong khi các nước này sẽ phát triển các ngành sản xuất đặc trưng của họ, mà về lý thuyết sẽ tăng cường khối Warszawa bằng cách giúp giảm thiếu sự thiếu hụt một số nguồn tài nguyên mà nhiều nước trong khối phải đối mặt. Tuy nhiên, điều này cũng có nghĩa rằng phát triển công nghiệp của Albania, lĩnh vực đã được Hoxha đặc biệt nhấn mạnh, sẽ bị suy giảm đáng kể.<ref>On the "socialist division of labor" see: [http://germanhistorydocs.ghi-dc.org/sub_document.cfm?document_id=1163 The International Socialist Division of Labor (ngày 7 Junetháng 6 năm 1962)], German History in Documents and Images.</ref>
 
[[Tập tin:Ppshsymbol1981.png|nhỏ|Biểu tượng của Đảng Lao động Albania.]]
Dòng 130:
[[Tập tin:Mali i Shpiragut.jpg|nhỏ|330px|phải|Tên riêng của Hoxha trên mặt núi Shpiragu.]]
 
Di sản của Hoxha còn bao gồm một tổ hợp gồm 750.000 [[các boong-ke tại Albania|boong-ke]] bê tông chứa được một người trên khắp đất nước, chúng có tác dụng làm nơi canh gác và đặt các ụ súng cùng với [[vũ khí hóa học]].<ref>''[https://archive.is/20120530023058/www.washingtonpost.com/ac2/wp-dyn/A61698-2005Jan9?language=printer Albania's Chemical Cache Raises Fears About Others]'' – ''[[The Washington Post|Washington Post]]'', Monday ngày 10 Januarytháng 1 năm 2005, Page A01</ref> Các boong-ke được xây dựng vững chắc và có tính lưu động, nhằm để họ có thể dễ dàng đặt chúng xuống một lỗ đào từ trước bằng một cần cẩu hoặc máy bay trực thăng. Có các loại boong-ke khác nhau như công sự ngầm để súng máy, boong-ke bãi biển, cho đến căn cứ hải quân ngầm.
 
Chính sách đối nội của Hoxha là tin tưởng vào mô hình của Stalin, và [[sùng bái cá nhân]] đã phát triển trong những năm 1970 xung quanh ông, tương tự như đối với Stalin trước đây. Đôi khi nó còn đạt đến một cường độ như việc sùng bái cá nhân [[Kim Nhật Thành]] (điều mà Hoxha lên án<ref>''[http://files.osa.ceu.hu/holdings/300/8/3/text/117-1-7.shtml RADIO FREE EUROPE Research ngày 17 Decembertháng 12 năm 1979 quoting Hoxha's ''Reflections on China Volume II'':] "In Pyongyang, I believe that even Tito will be astonished at the proportions of the cult of his host, which has reached a level unheard of anywhere else, either in past or present times, let alone in a country which calls itself socialist."</ref>) theo đó thì Hoxha được mô tả là một thiên tài bình luận trên hầu như tất cả các mặt của đời sống từ văn hóa-kinh tế cho đến các vấn đề quân sự. Mỗi quyển sách giáo khoa được yêu cầu có một hoặc nhiều hơn các lời trích dẫn của ông về môn học được giảng dạy.<ref>Kosta Koçi, interview with James S. O'Donnell, ''A Coming of Age: Albania under Enver Hoxha'', Tape recording, Tirana, ngày 12 Apriltháng 4 năm 1994.</ref> Đảng Lao động Albania vinh danh ông với các danh hiệu như Đồng chí Tối cao hay Nhà giáo vĩ đại.
 
Sự cai quản của Hoxha cũng có sự nổi bật khi ông khuyến khích một tỉ lệ sinh cao. Ví dụ một người phụ nữ có số con trên mức trung bình sẽ nhận được phần thường ''Người mẹ Heroine'' (''Nënë Heroinë'') của chính phủ cùng với tiền thưởng.<ref>[http://www.medals.org.uk/albania/albania-pr/albania-pr021.htm Medals of the World]</ref> [[Nạo phá thai|Phá thai]] về cơ bản bị chính quyền hạn chế (để khuyến khích mức sinh cao) trừ khi việc đứa bé ra đời gây nguy hại đến tính mạng của người mẹ, mặc dù nó cũng không bị cấm hoàn toàn; cách giải quyết sẽ do các hội đồng y tế khu vực quyết định.<ref>William Ash. ''Pickaxe and Rifle: The Story of the Albanian People''. London: Howard Baker Press Ltd. 1974. p. 238.</ref><ref>[http://www.un.org/esa/population/publications/abortion/doc/albani1.doc Albania – ABORTION POLICY – United Nations]</ref> Do vậy, dân số Albania đã tăng từ 1 triệu người vào năm 1944 lên khoảng 3&nbsp;triệu người vào năm 1985.
Dòng 146:
{{Quote
| text = Cả hai [Albania và Trung Quốc] đều cho rằng mối quan hệ giữa các nước xã hội chủ nghĩa là một loại hình mới trong quan hệ quốc tế. Quan hệ giữa các nước xã hội chủ nghĩa, dù lớn hay nhỏ, kinh tế phát triển hơn hoặc phát triển kém hơn, phải dựa trên nguyên tắc bình đẳng hoàn toàn, tôn trọng chủ quyền và độc lập, và không can thiệp vào các công việc nội bộ của nhau, và cũng cần phải dựa trên các nguyên tắc tương trợ lẫn nhau phù hợp với chủ nghĩa quốc tế vô sản. Nó là cần thiết để chống lại [[chủ nghĩa Sô vanh]] nước lớn và vị kỉ dân tộc trong quan hệ giữa các nước xã hội chủ nghĩa. Nó cũng tuyệt đối không cho phép áp đặt ý chí của một quốc gia cho một quốc gia khác, hoặc để làm suy yếu độc lập, chủ quyền và lợi ích của nhân dân, của một đất nước anh em với cái cớ 'viện trợ' hoặc 'phân chia lao động quốc tế.'
| sign = Văn bản thảo thuận<ref>"Sino-Albanian Joint Statement," ''Peking Review'' (ngày 17 Januarytháng 1 năm 1964) 17.</ref>
}}
 
Dòng 174:
Albania là một quốc gia châu Âu có cư dân chủ yếu theo [[Hồi giáo]], chủ yếu là do ảnh hưởng của [[đế quốc Ottoman]], và tôn giáo trở thành một bản sắc dân tộc. Trong đế quốc Ottoman, người Hồi giáo được nhìn nhận là người Thổ Nhĩ Kỳ, các tín hữu [[Chính Thống giáo Đông phương]] được nhìn nhận là [[người Hy Lạp]] và tín hữu [[Giáo hội Công giáo Rôma|Công giáo]] được nhìn nhận là người Latinh. Hoxha tin rằng đây là một vấn đề nghiêm trọng, ông thấy rằng nó khuyến khích những người Hy Lạp ly khai tại [[Bắc Epirus]] và gây chia rẽ đất nước nói chung. Luật cải cách ruộng đất vào năm 1945 đã tịch thu nhiều tài sản của giáo hội tại Albania. Những người Công giáo là cộng đồng đầu tiên bị nhắm đến, lý do là vì [[Tòa Thánh]] bị chính phủ nước này nhìn nhận là một nhân tố [[chủ nghĩa phát xít|phát xít]] và [[chủ nghĩa chống cộng|chống cộng]].<ref>Anton Logoreci, ''The Albanians: Europe's Forgotten Survivors'' (Boulder: Westview Press, 1977), 154.</ref> Năm 1946, [[Dòng Tên]] và đến năm 1947 là [[Dòng Fran-xít]] đã bị cấm. ''Nghị định số 743'' (về Tôn giáo) đã mưu cầu một [[quốc giáo|giáo hội quốc gia]] và cấm các nhà lãnh đạo tôn giáo liên hệ với các thế lực nước ngoài.
 
Đảng tập trung vào việc giáo dục vô thần trong trường học. Chiến thuật này đã có hiệu quả, chủ yếu là do chính sách tỷ lệ sinh cao sau chiến tranh. Trong các dịp lễ như [[Ramadan]] hay [[Mùa Chay (Kitô giáo)|Mùa Chay]], nhiều loại thực phẩm bị cấm (các sản phẩm bơ sữa, thịt...) được phân phát trong các trường học và nhà máy, những người từ chối ăn những thực phẩm này sẽ bị lên án. Bắt đầu từ ngày 6 tháng 2 năm 1967, Đảng Lao động Albania bắt đầu một cuộc tấn công mới chống lại tôn giáo. Hoxha, người đã tuyên bố thực hiện "Cách mạng Văn hóa và Tư tưởng" lấy cảm hứng một phần từ [[Cách mạng văn hóa|Cách mạng Văn hóa]] của Trung Quốc, đã khuyến khích các học sinh và công nhân cộng sản sử dụng các chiến thuật mạnh mẽ hơn để thúc đẩy chủ nghĩa vô thần, mặc dù bạo lực bước đầu đã bị lên án.<ref>Enver Hoxha, "The Communists Lead by Means of Example, Sacrifices, Abnegation: Discussion in the Organization of the Party, Sector C, of the 'Enver' Plant", ngày 2 Marchtháng 3 năm 1967, in Hoxha, E., Vepra, n. 35, Tirana, 1982, pp. 130–1. "In this matter violence, exaggerated or inflated actions must be condemned. Here it is necessary to use persuasion and only persuasion, political and ideological work, so that the ground is prepared for each concrete action against religion."</ref>
 
Theo Hoxha, sự gia tăng hoạt động chống tôn giáo bắt nguồn từ giới trẻ. Kết quả của "phong trào tự phát, vô cớ" là việc đóng cửa tất cả 2.169 nhà thờ Ki-tô giáo và Hồi giáo tại Albania. [[Thuyết vô thần quốc gia]] trở thành chính sách chính thức, và Albania tuyên bố là quốc gia vô thần đầu tiên trên thế giới. Chính phủ đã đổi các tên gọi đô thị dựa trên tôn giáo, cũng như các tên riêng. Trong giai đoạn này, các tên gọi dựa trên tôn giáo cũng bị coi là bất hợp pháp. ''Từ điển tên của nhân dân'', xuất bản năm 1982, bao gồm 3.000 tên gọi thế tục được phê duyệt. Năm 1992, [[Đức ông (Công giáo)|Đức ông]] Dias, Đại sứ Giáo hoàng Albania do [[Giáo hoàng Gioan Phaolô II]] bổ nhiệm, đã cho biết trong số 300 linh mục Công giáo hiện diện ở Albania trước khi cộng sản lên nắm quyền, chỉ còn 30 người sống sót.<ref>Henry Kamm, "Albania's Clerics Lead a Rebirth," ''New York Times'', ngày 27 Marchtháng 3 năm 1992, p. A3.</ref> Tất cả các nghi lễ và giáo sĩ tôn giáo bị đặt ra ngoài vòng pháp luật và những nhân vật tôn giáo từ chối từ bỏ vị trí của họ đã bị bắt giữ hoặc bị buộc phải trốn tránh.<ref>Jacques, p. 489, 495.</ref>
 
=== Nuôi dưỡng dân tộc chủ nghĩa ===
Dòng 200:
Năm 1981, Hoxha đã ra lệnh xử tử một số quan chức trong đảng và chính phủ trong một cuộc thanh trừng mới. Thủ tướng [[Mehmet Shehu]] được tường thuật là đã tự sát vào tháng 12 năm 1981 và sau đó bị lên án như là một "kẻ phản bội" đối với Albania và ông ta cũng bị cáo buộc phục vụ cho nhiều cơ quan tình báo. Dư luận phổ biến tin rằng ông ta đã bị giết chết hoặc tự bắn vào mình trong một cuộc đấu tranh quyền lực hoặc do khác biệt trong chính sách đối ngoại với Hoxha.<ref>O'Donnell, pp. 198–201. Vickers, pp. 207–208. Jacques, pp. 510–512.</ref> Hoxha cũng viết một lượng lớn các cuốn sách trong giai đoạn này, kết quả là 65 tập tác phẩm sưu tầm, cô đặc lại thành sáu tuyển tập.<ref>[http://www.nytimes.com/1987/10/18/books/the-truest-believer.html?sec=&spon= NYtimes.com] "Hoxha, who died in 1985, was one of the most verbose statesmen of modern times and pressed more than 50 volumes of opinions, diaries and dogma on his long-suffering people, the poorest in Europe."</ref>
 
Sau đó, Hoxha bán nghỉ hưu do sức khỏe yếu, ông đã từng bị một cơn đau tim vào năm 1973 và từ đó ông đã không bao giờ hoàn toàn hồi phục. Ông trao lại hầu hết trách nhiệm của mình cho [[Ramiz Alia]]. Trong những ngày cuối cùng của mình, ông phải sử dụng xe lăn và đau đớn vì bệnh tiểu đường, căn bệnh mà ông đã phải chịu đựng kể từ năm 1948, và bệnh [[thiếu máu não]], căn bệnh ông phải chịu đựng từ năm 1983.<ref>Jacques, p. 520. "... there was a detailed medical report by a distinguished medical team. Enver Hoxha had suffered since 1948 with diabetes which gradually caused widespread damage to the blood vessels, heart, kidneys and certain other organs. In 1973 as a consequence of this damage a myocardial infarction occurred with rhythmic irregularity. During the following years a serious heart disorder developed. On the morning of ngày 9 Apriltháng 4 năm 1985, an unexpected ventricular fibrillation occurred. Despite intensive medication, repeated fibrillation and its irreversible consequences in the brain and kidneys caused death at 2:15&nbsp;am on ngày 11 Apriltháng 4 năm 1985."</ref>
 
Hoxha qua đời vào ngày 11 tháng 4 năm 1985, để lại cho Albania một di sản cô lập và nỗi sợ hãi với thế giới bên ngoài. Mặc dù có một số tiến bộ về kinh tế dưới thời Hoxha,<ref>O'Donnell, ''A Coming of Age'', p. 186. "On the positive side, an objective analysis must conclude that Enver Hoxha's plan to mobilize all of Albania's resources under the regimentation of a central plan was effective and quite successful... Albania was a tribal society, not necessarily primitive but certainly less developed than most. It had no industrial or working class tradition and no experience using modern production techniques. Thus, the results achieved, especially during the phases of initial planning and construction of the economic base were both impressive and positive."</ref> Albania trong tình trạng [[đình đốn kinh tế]]; đây là đất nước nghèo nhất châu Âu trong phần lớn thời gian [[Chiến tranh Lạnh]]. Sau khi Albania chuyển đổi sang thể chế dân chủ vào năm 1992, các di sản của Hoxha đã giảm bớt, và nay còn tồn tại rất ít ở Albania.
Dòng 206:
==Gia đình==
 
Họ ''Hoxha'' là biến thể Albania của [[Khawaja|Hodja]], một tước hiệu được ban cho tổ tiên ông vì những nỗ lực của họ trong việc giáng dạy [[Hồi giáo]] cho người Albania.<ref>[http://www.beepworld.de/members/pashtriku/dossier.htm "Ju Tregoj Pemën e Familjes të Enver Hoxhës," ''Tirana Observer'' ngày 15 Junetháng 6 năm 2007]</ref>
 
Cha mẹ của Enver Hoxha là Halil và Gjylihan (Gjylo) Hoxha, và bản thân ông có ba chị em gái tên là Fahrije, Haxhire và Sanije. [[Hysen Hoxha]] là người bác/chú của Enver Hoxha và là một chiến sĩ đã vận động mạnh mẽ cho nền độc lập của Albania, sự kiện xảy ra khi Enver mới được bốn tuổi. Ông nội Beqir của ông từng tham gia vào nhóm Gjirokastër của [[Liên minh Prizren]].<ref>* Pero Zlatar. ''Albanija u eri Envera Hoxhe'' Vol. II. Zagreb: Grafički zavod Hrvatske. 1984. pp. 23-24.</ref>
 
Con trai của Enver Hoxha là Sokol Hoxha, người là giám đốc điều hành của Bưu điện và Viễn thông Albania, ông ta kết hôn với Liliana Hoxha.<ref>[http://www.lilianahoxha.com/ Liliana Hoxha personal website]. ngày 25 Februarytháng 2 năm 2010.</ref> Người con gái của Hoxha mang tên Pranvera, bà là một kiến trúc sư. Cùng với chồng là Klement Kolaneci, bà đã thiết kế [[Bảo tàng Enver Hoxha]] trước đây ở [[Tirana]], một công trình hình kim tự tháp lát màu trắng. Bảo tàng mở cửa vào năm 1988, ba năm sau cái chết của cha bà. Công trình nay là tòa nhà của Trung tâm Văn hóa Quốc tế.<ref>{{chú thích sách |title=Lonely Planet Badlands: A Tourist on the Axis of Evil |last=Wheeler |first=Tony |coauthors= |year=2010 |publisher=[[Lonely Planet]] |location=Victoria |isbn=978-1-74220-104-7 |pages=49–50 |url=http://books.google.ca/books?id=OxcZU0ZX61UC&pg=PA49 |accessdate=ngày 12 Marchtháng 3 năm 2011}}</ref>
 
==Nỗ lực ám sát==
Dòng 256:
*[http://www.shtermeni.com/faqe/libra/ Disa nga Veprat e Shokut Enver Hoxha]
*[http://www.albanian.com/main/history/hoxha.html Albanian.com article on Hoxha]
*[http://www.time.com/time/magazine/article/0,9171,827142-1,00.html "Albania: Stalin's heir"], ''TIME'', ngày 22 Decembertháng 12 năm 1961
 
{{commons category|Enver Hoxha}}