Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Phong trào Thơ mới (Việt Nam)”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
Không có tóm lược sửa đổi
n General Fixes
Dòng 13:
:"''Cái nghề thơ Đường luật khó đến như thế, khó cho đến đỗi kẻ muốn làm thơ, mỗi khi có nhiều tư tưởng mới lạ muốn phát ra lời, song vì khó tìm chữ đối, khó chọn vần gieo, nên ý tưởng dầu hay cũng đành bỏ bớt. Cái phạm vi của thơ Đường luật thật là hẹp hòi, cái qui củ của thơ Đường luật thật là tẩn mẩn. Ta nếu còn ưa chuộng mà theo lối thơ này mãi, thì nghề thơ văn của ta chắc không có bao giờ mong phát đạt được vậy.''"<ref>[http://chimviet.free.fr/vanhoc/thanhlng/thll053.htm Phê Bình Văn Học Thế Hệ 1932 - Chim Việt Cành Nam] nói là trích từ ''Phụ Nữ Tân Văn số 42'' ra ngày 20-2-1930.</ref>
 
Ngày [[10 tháng 3]] năm [[1932]], bài thơ [[Tình già]] của Phan Khôi ra mắt bạn đọc trên báo ''Phụ nữ tân văn'' số 122 cùng với bài giới thiệu mang tên ''Một lối thơ mới trình chánh giữa làng thơ'' đã có tiếng vang mạnh mẽ, được xem là bài thơ mở đầu cho phong trào Thơ mới.<ref name="btth">Bùi Thị Thanh Hương, [http://www.vjol.info/index.php/sphcm/article/viewFile/11892/10837 Báo Phụ nữ Tân văn : Những việc làm và tư tưởng mới], Tạp chí Khoa học Việt Nam, số 46 năm 2013, trang 161-167</ref> Ngay sau đó, cuộc tranh luận giữa lối thơ mới và thơ cũ diễn ra vô cùng gay gắt. Mãi đến năm [[1941]], cuộc tranh chấp mới chấm dứt do sự thắng thế của lối thơ mới, khép lại mấy trăm năm thống lĩnh của [[thơ Đường]].<ref>Mai Thị Mỹ Vị, [http://www.vjol.info/index.php/khxh/article/viewFile/17621/15640 Báo Phụ nữ Tân Văn và sự khởi xướng phong trào Thơ mới đầu thế kỷ XX], Tạp chí Khoa học Xã hội số 7 (179) -2013, trang 49-55</ref> Một thời kỳ vàng son mới của văn học Việt Nam đã diễn ra với tên gọi quen thuộc là '''phong trào Thơ mới'''.
 
==Khuynh hướng chung==
Dòng 28:
Theo quan điểm [[mácxít]] trên Từ điển văn học:
 
{{cquote|''Nhân vật trữ tình của "thơ mới" là cái "tôi" tiểu tư sản... Cuộc khủng bố trắng hết sức man rợ của để quốc đối với bạo động Yên bái và cao trào Xô viết Nghệ tĩnh đã gây nên một tâm trạng hoang mang cực độ trong các từng lớp tiểu tư sản...Do bản chất yếu đuối, người trí thức tiểu tư sản không dám đi theo con đường đấu tranh cách mạng... mà bị lôi cuốn theo con đường cải lương, cá nhân chủ nghĩa do giai cấp tư sản đề xướng. Lảng tránh chính trị, họ tìm đến và nắm lấy văn thơ, vì văn, thơ –nhất là thơ- là nơi cái "tôi" có thể thể hiện đầy đủ những khát vọng, những giấc mơ thoát ly của nó, như vậy "thơ mới" ra đời do sự thôi thúc của hai nhu cầu khẩn thiết của lớp thanh niên tiểu tư sản bấy giờ: nhu cầu khẳng định cái "tôi" và nhu cầu thoát ly của cái "tôi" ấy.<ref>Từ điển văn học, NXB Khoa Học Xã Hội, tập II, 1984, trang 218</ref>}}
 
==Những tác phẩm đầu tiên==