Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Phúc Kiến”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
n General Fixes
Dòng 48:
|psp=Fukien, Foukien
|order=st}}
'''Phúc Kiến''' là một [[tỉnh (Trung Quốc)|tỉnh]] nằm ở ven biển đông nam của [[Trung Quốc đại lục|đại lục Trung Quốc]]. Phúc Kiến giáp với [[Chiết Giang]] ở phía bắc, với [[Giang Tây]] ở phía tây, và với [[Quảng Đông]] ở phía nam. [[Đài Loan]] nằm ở phía đông của Phúc Kiến, qua [[eo biển Đài Loan]].<ref>{{chú thích web|url=http://www.1.cn/fujian.asp |title=深空(R) Web 应用防火墙 拦截提示 &#124; SkyDeep Web Application Firewall Blocking Tips |publisher=1.cn |accessdate=Mayngày 7, tháng 5 năm 2012}}</ref> Tên gọi Phúc Kiến bắt nguồn từ việc kết hợp tên gọi của hai thành [[Phúc Châu]] và Kiến Châu (tên cũ của [[Kiến Âu]]) trên địa phận vào thời [[nhà Đường]]. Tỉnh có đại đa số cư dân là [[người Hán]] và là một trong những tỉnh có văn hóa và ngôn ngữ đa dạng nhất tại Trung Quốc. Hầu hết tỉnh Phúc Kiến do [[Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa]] quản lý. Tuy nhiên, các quần đảo [[Kim Môn]] và [[quần đảo Mã Tổ|Mã Tổ]] nằm dưới quyền kiểm soát của [[Trung Hoa Dân Quốc]] ([[Đài Loan]]).
 
==Lịch sử==
Dòng 63:
Tuy nhiên, địa hình gồ ghề và biệt lập với các khu vực lân cận đã góp phần khiến cho nền kinh tế và mức độ phát triển của Phúc Kiến tương đối lạc hậu. Bất chấp việc số người Hán trong khu vực đã tăng đáng kể, mật độ dân số ở Phúc Kiến khi đó vẫn còn thấp so với phần còn lại của Trung Quốc. Triều Tấn chỉ lập ra 2 quận và 16 huyện trên đất Phúc Kiến ngày nay. Giống như các tỉnh phía nam khác như [[Quảng Đông]], [[Quảng Tây]], [[Quý Châu]] và [[Vân Nam]], Phúc Kiến thường là một địa điểm để triều đình đương thời lưu đày các tù nhân và các nhân vật bất đồng. Đến thời [[Nam-Bắc triều (Trung Quốc)|Nam-Bắc triều]], Phúc Kiến nằm dưới quyền kiểm soát của các hoàng triều phương Nam.
 
Thời [[nhà Đường|Đường]] (618–907) là một thời kỳ hoàng kim của phong kiến Trung Quốc. Khi triều Đường sụp đổ, Trung Quốc bị chia cắt trong suốt một thời kỳ được gọi là [[Ngũ Đại Thập Quốc]]. Trong thời gian này, đã có một làn sóng nhập cư thứ hai đến Phúc Kiến để tìm chốn nương thân, dẫn đầu là [[Vương Thẩm Tri]], người này đã lập ra [[Mân (Thập quốc)|nước Mân]] với kinh đô đặt tại Phúc Châu. Tuy nhiên, sau khi quốc vương khai quốc qua đời, Mân quốc đã xảy ra xung đột nội bộ và sớm bị một nước phương Nam khác là [[Nam Đường]] tiêu diệt.<ref>Fukien. (2008). In Encyclopædia Britannica. RetrievedTruy Decembercập ngày 20, tháng 12 năm 2008, from Encyclopædia Britannica Online: http://www.britannica.com/EBchecked/topic/221639/Fujian</ref>
 
[[Tuyền Châu]] là một hải cảng phồn hoa dưới thời Mân. Vào đầu thời [[nhà Minh|triều Minh]], Tuyền Châu là khu vực binh lính tập hợp và cung cấp vật phẩm cho chuyến thám hiểm hàng hải của [[Trịnh Hòa]]. Việc hải cảng này phát triển hơn nữa bị cản trở do triều Minh đã ra lệnh [[hải cấm]], và Tuyền Châu đã dần bị thay thế bởi các cảng [[Quảng Châu]], [[Hàng Châu]], [[Ninh Ba]] và [[Thượng Hải]] gần đó mặc dù lệnh cấm đã được gỡ bỏ vào năm 1550. Việc [[Uy khấu]] (hải tặc Nhật Bản) xâm nhập với quy mô lớn cuối cùng đã bị quân Trung Quốc và [[Toyotomi Hideyoshi]] của Nhật Bản xóa bỏ.
Dòng 198:
[[Hình:Gulangyu xiamen skyline 2011 12.jpg|thumbnail|[[Hạ Môn]], thành phố cấp phó tỉnh duy nhất tại Phúc Kiến.]]
 
Trước năm 1978, do nằm đối diện với Đài Loan, Phúc Kiến được xem là sẽ trở thành tiền tuyến trong một cuộc chiến tranh tiềm tàng giữa hai bờ eo biển. Vì thế, tỉnh không được chính phủ Trung ương Trung Quốc đầu tư nhiều và kinh tế chậm phát triển hơn so với phần còn lại của đất nước. Từ sau cải cách mở cửa năm 1978, Phúc Kiến đã nhận được nguồn đầu tư đáng kể của Hoa kiều gốc Phúc Kiến tại hải ngoại, từ Đài Loan và đầu tư ngoại quốc. Ngày nay, mặc dù là một trong các tỉnh giàu có của Trung Quốc, song GDP bình quân đầu người của Phúc Kiến vẫn đứng thấp nhất trong số các đơn vị hành chính ven biển phía đông của Trung Quốc.<ref name="chinadaily.com.cn">{{chú thích web|url=http://www.chinadaily.com.cn/bizchina/2008-12/19/content_7323066.htm |title=Fujian GDP expected to hit 1 trillion yuan |work=China Daily |date=Decemberngày 19, tháng 12 năm 2008 |accessdate=Mayngày 7, tháng 5 năm 2012}}</ref> Theo các số liệu sơ bộ, tổng GDP của Phúc Kiến năm 2010 đạt 1,4 nghìn tỉ NDT, tăng 13,8% so với năm trước, GDP bình quân đầu người đạt 39.432 NDT, tăng 13% so với năm trước, trong đó tỉ lệ ba khu vực [[Khu vực một của nền kinh tế|một]], [[Khu vực hai của nền kinh tế|hai]] và [[dịch vụ|ba]] của nền kinh tế lần lượt là 9,5%-51,3%-39,2%.<ref>[http://www.stats-fj.gov.cn/tjts/tjgb/0201102230012.htm 2010年福建省国民经济和社会发展统计公报]</ref>
 
Hạ Môn, Phúc Châu và Tuyền Châu là những nơi kinh tế phát triển hơn cả tại Phúc Kiến. Tại vùng ven biển, các ngành công nghiệp chủ đạo là công nghiệp nhẹ, điện tử, thực phẩm, thủy sản, chế biến thực phẩm; còn tại vùng nội địa, các ngành công nghiệp chủ đạo là nguyên liệu thô, dệt may, gỗ, hóa chất. Phúc Kiến có các nhà máy chế biến [[trà]], cùng các nhà máy sản xuất trang phục và đồ thể thao của các hãng lớn như [[Anta]], [[361 Degrees]], [[Xtep]], [[Peak Sport Products]] và [[Septwolves]]. Nhiều hãng nước ngoài cũng có các hoạt động Phúc Kiến như Boeing, Dell, GE, Kodak, Nokia, Siemens, Swire, TDK và Panasonic.<ref>{{chú thích web|title=Market Profiles on Chinese Cities and Provinces|url=http://info.hktdc.com/mktprof/china/mpfuj.htm|publisher=Hong Kong Trade Development Council|accessdate=2012-11-3}}</ref>
 
Phúc Kiến là tỉnh có nhiều đồi núi, thiếu đất canh tác. [[Lúa]] là cây trồng chính, ngoài ra các nông dân còn trồng [[khoai lang]] cùng [[lúa mì]] và [[lúa mạch]].<ref>ukien. (2008). In Encyclopædia Britannica. RetrievedTruy Decembercập ngày 20, tháng 12 năm 2008, from Encyclopædia Britannica Online: http://www.britannica.com/EBchecked/topic/221639/Fujian</ref> Ruộng lúa ước tính chiếm 81% diện tích đất canh tác, có thể trồng hai đến ba vụ luân phiên trong một năm, chẳng hạn theo công thức lúa gạo-lúa gạo-lúa mì. Phúc Kiến là một tỉnh trọng yếu trong việc trồng các loại cây trồng nhiệt đới và cận nhiệt đới tại Trung Quốc. Phúc Kiến cũng trồng [[mía]] để sản xuất đường và trồng [[cải dầu]]. Phúc Kiến cũng dẫn đầu Trung Quốc về sản lượng [[nhãn]], [[vải (cây)|vải]], [[Chè (thực vật)|trà]]. Theo công báo Phát triển Kinh tế và Xã hội Quốc dân tỉnh Phúc Kiến năm 2010, diện tích cây lương thực đạt 18,4845 triệu [[mẫu (đơn vị đo)|mẫu]], trong đó diện tích lúa là 12,8224 triệu mẫu, diện tích trồng [[thuốc lá (thực vật)|thuốc lá]] là 972.400 mẫu, diện tích trồng các loại hạt có dầu là 1.674.900 mẫu, khu vực có phát triển trồng rau là trên 10 triệu mẫu. năm 2010, sản lượng lương thực đạt 6,6 triệu [[tấn]]. [[Hải sản]] là một thế mạnh khác của Phúc Kiến, đặt biệt là các loài có vỏ.
 
Tỉnh Phúc Kiến sẽ được hưởng lợi từ việc khai thông [[Tam Thông|vận chuyển trực tiếp]] với Đài Loan bắt đầu từ ngày 15 tháng 12 năm 2008. Điều này cũng bao gồm việc mở các chuyến bay từ Đài Loan đến các thành phố chính của Phúc Kiến như Hạ Môn và Phúc Châu. Bên cạnh đó, các cảng tại Hạ Môn, Tuyền Châu và Phúc Châu sẽ nâng cấp cơ sở hạ tầng để tăng trao đổi thương mại với Đài Loan.<ref name="economist.com">{{chú thích báo| url=http://www.economist.com/world/asia/displaystory.cfm?story_id=12818200 | work=The Economist | title=Ever cuddlier | date=Decemberngày 18, tháng 12 năm 2008}}</ref><ref name="economist.com"/><ref>{{chú thích báo| url=http://www.bloomberg.com/apps/news?pid=20601087&sid=aFZOzHvMdnjY&refer=home | work=Bloomberg | title=China Pledges Loans to Taiwan Firms to Boost Ties (Update2) | date=Decemberngày 21, tháng 12 năm 2008}}</ref>
 
Năm 2011, GDP danh nghĩa của Phúc Kiến là 1,74 nghìn tỷ NDT (276,3 tỷ USD), tăng 13% so với năm trước đó.<ref>{{chú thích web|author=<!--未登陆--> 用户名:密码: 验证码: 匿名? CheckLogin(); 发表评论 |url=http://www.tjcn.org/tjgb/201003/6003.html |title=福建省2009年国民经济和社会发展统计公报_中国统计信息网 |publisher=Tjcn.org |date=Marchngày 2, tháng 3 năm 2010 |accessdate=Mayngày 7, tháng 5 năm 2012}}</ref> GDP bình quân đầu người của tỉnh đạt 46.802 NDT (7.246 USD).<ref name="chinadaily.com.cn"/> Đến năm 2015, Phúc Kiến hy vọng sẽ có ít nhất 50 doanh nghiệp có doanh thu hàng năm trên 10 tỉ NDT. Chính quyền cũng dự tính 55% tăng trưởng GDP sẽ đến từ lĩnh vực công nghiệp.<ref>http://www.thechinaperspective.com/topics/province/fujian-province/ The China Perspective | Fujian Economic News and Data</ref>
 
== Giao thông ==
Dòng 216:
 
=== Đường bộ ===
Mạng lưới đường bộ của Phúc Kiến đã được phát triển trong những năm đầu của Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa và luôn ở trong tình trạng tốt để có thể sẵn sàng phục vụ cho việc chuyển quân nếu xảy ra chiến tranh. Kể từ khi Trung Quốc tiến hành cải cách mở cửa vào năm 1978 và phát triển mạnh nền kinh tế thị trường với các ngành công nghiệp nhẹ, nhu cầu vận tải bằng đường bộ đã tăng lên rất nhiều. Tính đến năm 2012, có {{convert|54876|km|mi}} đường quốc lộ tại Phúc Kiến, trong đó có {{convert|3500|km|mi}} đường cao tốc. Theo [[Các kế hoạch 5 năm của Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa|Kế hoạch 5 năm lần thứ 12]], tức giai đoạn từ 2011 đến 2015, chiều dài đường cao tốc của Phúc Kiến sẽ tăng lên {{convert|5500|km|mi}}.<ref name="China Briefing Business Guide: North East China">{{chú thích web|title=China Briefing Business Reports|url=http://www.stats-fj.gov.cn/tjts/tjgb/0201202240027.htm|publisher=Asia Briefing|year=2012|accessdate=Februaryngày 8, tháng 2 năm 2009}} {{Dead link|date=September 2010|bot=H3llBot}}</ref>
 
=== Hàng không ===
Phúc Kiến có hai sân bay quốc tế là [[Sân bay quốc tế Trường Lạc Phúc Châu]], [[Sân bay quốc tế Cao Khi Hạ Môn]], và một số sân bay địa phương nhỏ hơn như là [[Sân bay Tấn Giang Tuyền Châu]], [[Sân bay Nam Bình Vũ Di Sơn]], [[Sân bay Liên Thành]]. Những sân bay địa phương này được phát triển từ các sân bay quân sự song đến nay vẫn chỉ có một vài tuyến bay. Tuy nhiên, hai sân bay Phúc Châu và Hạ Môn đã được mở rộng và hiện đại hóa. Sân bay Hạ Môn có năng lực phục vụ 15,75 triệu hành khách vào năm 2011, còn Phúc Châu có năng lực tiếp đón 6,5 triệu hành khách mỗi năm với năng lực chuyên chở hàng hóa trên 200.000 tấn. Các sân bay tại Phúc Kiến có các tuyến bay trực tiếp đến 45 điểm, bao gồm cả các điểm quốc tế như [[Nhật Bản]], [[Malaysia]], [[Thái Lan]], [[Singapore]] và [[Hồng Kông]].<ref name="CNP">{{chú thích web|title=China Expat city Guide Dalian|url=http://www.chinaexpat.com/list/88 |publisher=China Expat |year=2008|accessdate=Februaryngày 8, tháng 2 năm 2009}}</ref>
 
=== Giao thông đường thủy ===