Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Bay hơi”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
→‎Đọc thêm: Alphama Tool
n General Fixes
Dòng 10:
Để các [[phân tử]] của một chất lỏng bay hơi được, chúng phải ở gần bề mặt, di chuyển theo hướng thích hợp, và có đủ [[động năng]] để vượt qua được lực liên kết phân tử ở trạng thái lỏng.<ref name="Silberberg">{{chú thích sách |first=Martin A. |last=Silberberg |title=Chemistry |edition=4th edition |pages=431–434 |publisher=McGraw-Hill |location=New York |year=2006 |isbn=0-07-296439-1}}</ref> Khi chỉ có một phần nhỏ các phân tử đáp ứng những điều trên, tốc độ bay hơi sẽ giảm xuống. Vì động năng của một phân tử tỷ lệ thuận với nhiệt độ của nó, sự bay hơi diễn ra nhanh hơn ở nhiệt độ cao. Khi các phân tử chuyển động nhanh hơn thoát ra, các phân tử còn lại sẽ có động năng trung bình thấp hơn, và nhiệt độ của chất lỏng giảm xuống. Hiện tượng này còn được gọi là [[sự bay hơi để làm mát]]. Đây là lý do tại sao việc làm bay hơi [[mồ hôi]] làm mát cơ thể con người. Sự bay hơi cũng có xu hướng diễn ra nhanh hơn với lưu lượng lớn hơn giữa pha khí và pha lỏng, và trong những chất lỏng có [[áp suất hơi]] cao hơn. Ví dụ khi giặt ủi, quần áo sẽ khô (do bay hơi) nhanh hơn vào ngày có gió hơn là vào ngày lặng gió. Ba yếu tố chính của sự bay hơi là nhiệt, [[áp suất khí quyển]] (xác định phần trăm độ ẩm) và sự chuyển động của không khí.
 
Ở mức độ phân tử, không có ranh giới chặt chẽ giữa trạng thái lỏng và trạng thái hơi. Thay vào đó, có một [[lớp Knudsen]], nơi mà các pha là không xác định. Bởi vì lớp này chỉ có độ dày chừng vài phân tử, còn ở quy mô vĩ mô thì bề mặt chuyển pha rõ ràng có thể thấy được.
 
Với những chất lỏng không bay hơi ở [[nhiệt độ]] và môi trường nhất định (ví dụ, dầu ăn ở nhiệt độ phòng) là do các phân tử của chúng không có xu hướng chuyển năng lượng cho nhau theo cách bình thường. Do đó không thể thường xuyên cung cấp năng lượng nhiệt cần thiết cho một phân tử để hóa hơi. Tuy nhiên, các chất lỏng này vẫn đang bốc hơi. Chỉ là do quá trình này chậm hơn bình thường rất nhiều và do đó ta không thể quan sát rõ ràng.
 
=== Sự cân bằng bay hơi ===
[[ImageHình:Water vapor pressure graph.jpg|thumb|240px|right|Áp suất hơi của nước tương ứng với nhiệt độ. 760&nbsp;[[Torr]] = 1&nbsp;[[Atmosphere (unit)|atm]].]]
 
Nếu sự bay hơi xảy ra trong hệ kín, các [[phân tử]] thoát ra sẽ tích lũy thành [[hơi]] trên chất lỏng. Đa số các phân tử quay trở lai chất lỏng, và càng thường xuyên hơn vì[[khối lượng riêng]] và [[áp suất]] của hơi tăng. Khi quá trình "thoát và trở lại" đạt trạng thái cân bằng, [1] hơi được cho là "bão hòa", và sẽ không có thay đổi về khối lượng riêng và áp suất hơi hay nhiệt độ chất lỏng nữa. Đối với một hệ bao gồm hơi và lỏng của một chất tinh khiết, [[trạng thái cân bằng]] này có liên quan trực tiếp đến áp suất hơi của chất đó, như được đưa ra bởi các [[Phương trình Clausius-Clapeyron|mối quan hệ Clausius-Clapeyron]]: