Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Khám Lớn Sài Gòn”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
nKhông có tóm lược sửa đổi
Dòng 47:
 
==Trên trang sử Việt==
[[File:Máy chém.jpg|nhỏ|phải|Máy chém dưới thời [[Ngô Đình Diệm]] (ảnh minh họa).]]
Tại Khám Lớn Sài Gòn, vào đêm 16 tháng 2 năm 1916, khoảng 300 hội viên của hội kín [[Thiên Địa Hội]], với giáo mác, đã tấn công nơi đây nhằm giải thoát cho thủ lĩnh [[Phan Xích Long]], nhưng thất bại, dẫn đến cái chết của 57 hội viên.<ref> Xem thêm trang [[Phan Xích Long]] và bài viết liên quan tại đây: [http://www.vanchuongviet.org/vietnamese/vanhoc_tacpham.asp?TPID=3831&LOAIID=3&LOAIREF=1&TGID=868 Khám lớn Sài gòn và cuộc giải thoát Phan Xích Long]</ref>.
 
Nhiều nhà yêu nước và cách mạng nổi tiếng của Việt Nam cũng đã từng bị giam giữ nơi Khám Lớn Sài Gòn như: [[Nguyễn An Ninh]], Phan Xích Long, [[Phan Văn Hùm]], [[Tạ Thu Thâu]], [[Nguyễn Văn Tạo]], [[Nguyễn Văn Nguyễn]], [[Trần Phú]], [[Lê Hồng Phong]], [[Ngô Gia Tự]], [[Hà Huy Tập]], [[Nguyễn Văn Cừ]], [[Nguyễn Thị Minh Khai]], [[Võ Văn Tần]], [[Phan Đăng Lưu]], [[Lý Tự Trọng]], [[Phạm Văn Đồng]], [[Phạm Hùng]], [[Lê Văn Lương]], [[Tống Văn Trân]], [[Mai Chí Thọ]], v.v… trong đó nhiều người đã bị hành quyết tại đây như Ngô Thêm, Trần Trương Công, Lý Tự Trọng, Nguyễn Thị Minh Khai...
==Trong Văn học==
Ngày 28 tháng 9 năm 1928, Phan Văn Hùm cùng Nguyễn An Ninh đi [[Bến Lức]] ([[Long An]]), vô cớ bị cảnh sát xét hỏi giấy tờ tùy thân rồi còn bị đánh đòn. Ông Hùm đánh trả nên bị vu cáo tội cướp, phải vào ở Khám Lớn Sài Gòn. Những ngày ở trong tù, ông viết tác phẩm '''Ngồi tù Khám Lớn'''.
Đây là tập ký sự chân thật, mô tả lại những cảnh sinh hoạt đã và đang diễn ra trong khám đường: việc tra khảo dã man, bức cung, bắt người tùy tiện; cảnh sống vô vàn khổ sở, đói khát của tù nhân, thói hành xử tàn ác của bọn cai tù... Sách còn cho biết sự thật về Hội kín Nguyễn An Ninh, để qua đó vạch trần âm mưu của thực dân Pháp cố tình vu khống và gài bẫy những nhà yêu nước.<ref name="a">Theo Nguyễn Huệ Chi & Nguyễn Thành trong ''Từ điển Văn học'' (bộ mới), Nxb Thế giới, 2004, tr. 1401</ref>.
 
Nhà văn [[Thiếu Sơn]] nhận xét tác phẩm như sau: ''Ngồi tù Khám Lớn'' là một cuốn sách có giá trị về nhiều phương diện: nội dung, hình thức, giáo dục, luân lý, nhân bản, xã hội. Tác giả chẳng những có văn tài mà lại có văn tâm.''<ref>Thiếu Sơn, ''Những văn nhân, chính khách một thời'', NXB Công an nhân dân, 2006, tr.80</ref>
 
== Chú thích ==