Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Yên Tử”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
Dòng 13:
Khu Bảo tồn thiên nhiên Tây Yên Tử nằm trên địa bàn hành chính [[Thanh Sơn, Sơn Động|thị trấn Thanh Sơn]] và các xã Thanh Luận, Tuấn Mậu, An Lạc thuộc huyện [[Sơn Động]], xã Lục Sơn thuộc huyện [[Lục Nam]] tỉnh [[Bắc Giang]].<ref>Khu Bảo tồn thiên nhiên Tây Yên Tử được thành lập theo Quyết định số 117/QĐ-UB ngày 22 tháng 7 năm 2002 của UBND tỉnh Bắc Giang trên cơ sở tổ chức, sắp xếp lại Ban quản lý bảo tồn thiên nhiên Khe Rỗ trước đây, Tiểu khu Thanh Sơn thuộc Lâm trường Sơn Động II và Tiểu khu Chía – Nước Vàng thuộc Lâm trường Mai Sơn.</ref> Ranh giới của Khu bảo tồn tiếp giáp với tỉnh Lạng Sơn và Quảng Ninh. KBTTN Tây Yên Tử hiện có 13.022,7 ha rừng và đất rừng đặc dụng bao gồm: phân khu bảo vệ nghiêm ngặt (6.022,5 ha), phân khu phục hồi sinh thái và phân khu hành chính dịch vụ (7.000,2 ha).
 
Tại Tây Yên Tử đã xác định được 5 kiểu thảm thực vật chính: ở độ cao dưới 100 m: trảng cỏ và cây bụi; ở độ cao 100–200 m: trảng hóp xen cây gỗ nhỏ và tre nứa; ở độ cao 200–900 m: kiểu rừng kín thường xanh, cây lá rộng thường xen cây lá kim, mưa ẩm nhiệt đới; trên 900 m: kiểu rừng cây gỗ lá rộng.
 
Theo kết quả nghiên cứu của Viện Sinh thái và Tài nguyên sinh vật (2003, 2009), bước đầu đã thống kê được sự đa dạng về thành phần phân loại học của các lớp thú, chim, bò sát và ếch nhái gồm: 27 bộ, 91 họ, 285 loài.<ref>[http://www.eaza.net/campaigns/Documents/Brochure%20Tay%20Yen%20Tu%20Nature%20Reserve%202010.pdf KHU BẢO TỒN THIÊN NHIÊN TÂY YÊN TỬ: GIÁ TRỊ BẢO TỒN ĐA DẠNG SINH HỌC VÀ TIỀM NĂNG PHÁT TRIỂN]</ref>
 
Từ [[Hà Nội]] có thể đi xe ô-tô vượt quãng đường 125&nbsp;km, đến thành phố [[Uông Bí]] thì rẽ vào đường Yên Tử, đi tiếp khoảng 9&nbsp;km thì rẽ trái. Có thể lên núi Yên Tử bằng hai cách: