Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Binh đoàn Potomac”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
Qbot (thảo luận | đóng góp)
n Qbot: Việt hóa và tinh chỉnh
n General Fixes
Dòng 26:
'''Binh đoàn Potomac''' (tiếng Anh: ''Army of the Potomac'') là binh đoàn chủ lực của quân đội [[Liên bang miền Bắc Hoa Kỳ|Liên bang miền Bắc]] tại [[Mặt trận miền Đông (Nội chiến Hoa Kỳ)|Mặt trận miền Đông]] thời [[Nội chiến Hoa Kỳ]].
==Lịch sử==
Binh đoàn Potomac thành lập năm [[1861]] nhưng ban đầu chỉ là một quân đoàn nhỏ (''Corp''). Nguyên thủy binh đoàn mang tên ''Binh đoàn Đông Bắc Virginia'' do [[Chuẩn tướng]] [[Irvin McDowell]] chỉ huy. Binh đoàn này thất bại trong trận chiến đầu tiên của Nội chiến Hoa Kỳ ([[trận Bull Run thứ nhất]]). Sau đó [[Thiếu tướng]] [[George Brinton McClellan|George B. McClellan]], chỉ huy Sư đoàn Potomac được cử làm tổng chỉ huy gồm cả cánh quân Đông Bắc Virginia của McDowell và cánh quân Washington của [[Chuẩn tướng]] [[Joseph K. Mansfield]]. Ngày [[26 tháng 7]] năm [[1861]], McClellan kết hợp các cánh quân Đông Bắc Virginia, Washington, Baltimore và Shenandoah thành một binh đoàn, lấy tên Binh đoàn Potomac.
 
Binh đoàn Potomac tham chiến phần lớn trên [[Mặt trận miền Đông (Nội chiến Hoa Kỳ)|Mặt trận miền Đông]], tại Virginia, Maryland, và Pennsylvania, và giải tán sau cuộc chiến ngày [[28 tháng 6]] [[1865]].
Dòng 52:
 
==Tổ chức của binh đoàn==
Các đơn vị của Binh đoàn Potomac có tổ chức không đều nhau và được thay đổi nhiều lần trong suốt thời gian tồn tại của binh đoàn.
 
Khi mới sát nhập vào tháng 7 năm 1862, cánh quân Shenandoah của [[Thiếu tướng]] [[Nathaniel Prentiss Banks|Nathaniel P. Banks]], được tổ chức thành một Sư đoàn bộ binh (''Infantry Division'')<ref>Beatie, p. 480.</ref>. Các cánh quân còn lại (gồm Sư đoàn Potomac, các cánh quân Đông Bắc Virginia, Washington và Baltimore) vẫn giữ nguyên tên gọi.
 
Ngày 13 tháng 3 năm 1862, [[Tổng thống]] [[Abraham Lincoln]] đã cho phiên chế các cánh quân thành 4 Quân đoàn (''Corps''), bao gồm Quân đoàn I (tướng McDowell chỉ huy), Quân đoàn II (tướng Edwin Vose Sumner chỉ huy), Quân đoàn III (tướng Samuel Peter Heintzelman chỉ huy) và Quân đoàn IV (tướng Erasmus Darwin Keyes chỉ huy).
 
Sau [[chiến cuộc Bán đảo (Nội chiến Hoa Kỳ)|chiến cuộc Bán đảo]] (tháng 7 năm 1862), Quân đoàn 4 và một sư đoàn độc lập của Binh đoàn đã được phối thuộc vào Cánh quân Virginia. McClellan đã cho thành lập thêm 2 quân đoàn nữa, giao cho 2 sĩ quan trung thành với ông ta chỉ huy là Quân đoàn V (tướng Fitz John Porter chỉ huy) và Quân đoàn VI (tướng William Buel Franklin chỉ huy).
 
Tháng 8 năm 1862, [[Binh đoàn Virginia]] do Thiếu tướng [[John Pope]] thua [[trận Bull Run thứ hai|trận Bull Run thứ nhì]]. Pope bị cách chức, Binh đoàn Virginia được nhập vào Binh đoàn Potomac, và được phiên chế thành các quân đoàn IX, quân đoàn XI (trước là Quân đoàn I, Binh đoàn Virginia) và quân đoàn XII (trước là Quân đoàn II, Binh đoàn Virginia).
 
Khi tướng [[Ambrose Burnside|Ambrose E. Burnside]] nắm quyền chỉ huy, ông đã tổ chức ra 3 Đại đoàn (''Grand Divisions''), bao gồm 2 quân đoàn trong mỗi Đại đoàn. Các đơn vị còn lại (gồm 2 quân đoàn và một số đơn vị độc lập) được tổ chức thành lực lượng trừ bị.
 
Khi tướng Hooker lên chỉ huy binh đoàn vào đầu năm 1863 đã giải thể biên chế Đại đoàn này. Giai đoạn sau này, chỉ có 7 quân đoàn chiến đấu tại Virginia là trực thuộc điều động trực tiếp của bộ chỉ huy binh đoàn (Quân đoàn IX được điều động theo quyền chỉ huy của tướng Ulysses S. Grant từ đầu chiến dịch Overland). Ông cũng cho thành lập thêm một Quân đoàn Kỵ binh (''Cavalry Corps''), kết hợp từ các toán kỵ binh nhỏ trong các đơn vị.