Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Pha Mặt Trăng”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
n Đã lùi lại sửa đổi 20030486 của 1.53.89.200 (Thảo luận)
Dòng 1:
[[Tập tin:Lunar libration with phase Oct 2007 450px.gif|nhỏ|phải|451x451px200px|Minh họa các pha của Mặt Trăng nhìn từ Bắc bán cầu. Mặt Trăng cũng [[sự đu đưa của Mặt Trăng|đu đưa]] trong minh họa này.]]
 
'''Pha Mặt Trăng''' hay '''pha của Mặt Trăng''' là sự xuất hiện của phần bề mặt [[Mặt Trăng]] được chiếu sáng bởi [[Mặt Trời]] khi quan sát từ một vị trí, thường là từ [[Trái Đất]]. Các pha của Mặt Trăng thay đổi một cách tuần hoàn khi Mặt Trăng [[quỹ đạo|quay quanh]] Trái Đất, tùy thuộc vào sự thay đổi vị trí tương đối của ba thiên thể Trái Đất, Mặt Trăng, Mặt Trời. Một nửa bề mặt của Mặt Trăng luôn được chiếu sáng bởi Mặt Trời (ngoại trừ lúc [[nguyệt thực]]), và tỉ lệ bán cầu được chiếu sáng khi quan sát từ Trái Đất thay đổi từ 0% ([[trăng mới]] hay trăng đầu tháng hoặc [[sóc (lịch)|sóc]]) đến 100% ([[trăng tròn]] hay vọng). Biên của vùng được chiếu sáng và không được chiếu sáng của bán cầu được gọi là [[vùng phân giới]] hoặc vùng chạng vạng.
 
== Khái quát ==
[[Tập tin:Lunar-Phase-Diagram.png|phải|nhỏ|500x500px360px|Pha của Mặt Trăng phụ thuộc vào vị trí của nó trên quỹ đạo quanh Trái Đất và vị trí của Trái Đất trên quỹ đạo quanh Mặt Trời. Hình vẽ này nhìn xuống Trái Đất từ cực bắc. Sự tự quay của Trái Đất và sự quay của Mặt Trăng trên quỹ đạo theo chiều ngược chiều kim đồng hồ. Ánh sáng Mặt Trời đến từ phía phải, kí hiệu bằng các mũi tên màu vàng. Từ hình này chúng ta thấy trăng tròn luôn xuất hiện khi Mặt Trời lặn và trăng lưỡi liềm già ở trên cao đỉnh đầu vào khoảng 9 giờ tối giờ địa phương. Hình vẽ không theo tỉ lệ.]]
Các pha của Mặt Trăng là kết quả từ việc nhìn bán cầu được chiếu sáng của Mặt Trăng từ những vị trí hình học khác nhau; những phần tối đó không phải là do bóng của Trái Đất che lấp Mặt Trăng xảy ra trong quá trình [[nguyệt thực]]. Mặt Trăng thể hiện các pha khác nhau khi vị trí hình học tương đối của Mặt Trời, Trái Đất và Mặt Trăng thay đổi, trăng tròn (vọng) hiện lên khi Mặt Trời và Mặt Trăng ở hai phía đối diện của Trái Đất, và trăng mới (sóc) hiện lên khi chúng cùng ở một phía so với Trái Đất. Các pha trăng tròn và trăng mới là những ví dụ của hiện tượng [[sóc vọng]], xảy ra khi Trái Đất, Mặt Trăng và Mặt Trời nằm gần theo một đường thẳng. Thời gian giữa hai lần trăng tròn ([[tháng Mặt Trăng]]) trung bình khoảng 29,53 ngày<ref name=gore1996/> (29 ngày 12 giờ 44 phút) (từ đây, khái niệm về khoảng của một chu kỳ thời gian của một tháng được suy ra). [[Tháng#Tháng giao hội|Tháng giao hội]] này dài hơn [[chu kỳ quỹ đạo|thời gian]] để Mặt Trăng quay được một vòng quanh quỹ đạo của Trái Đất so với các ngôi sao cố định ở xa (gọi là [[Tháng#Tháng thiên văn|tháng thiên văn]], dài khoảng 27,32 ngày<ref name=gore1996/>). Sự khác nhau này là do trong khi hệ Mặt Trăng-Trái Đất quay quanh Mặt Trời thì Mặt Trăng cũng di chuyển trên quỹ đạo quanh Trái Đất.
 
Dòng 12:
 
== Tên của các pha Mặt Trăng ==
[[Tập tin:Moon phases 00.jpg|nhỏ|giữa|1105x1105pxnofloat|800px|Các pha của Mặt Trăng nhìn từ Bắc bán cầu. Khi nhìn từ Nam bán cầu mỗi pha sẽ quay ngược 180°. Phần trên của hình vẽ không theo tỷ lệ, với khoảng cách từ Trái Đất đến Mặt Trăng xa hơn nhiều.]]
Tên các pha của Mặt Trăng theo thứ tự như sau (có 8 pha của Mặt Trăng<ref>[http://www.usno.navy.mil/USNO/astronomical-applications/astronomical-information-center/phases-percent-moon Phases of the Moon and Percent of the Moon Illuminated]</ref>):
 
Dòng 37:
|-
|}
[[Tập tin:Crescent moon over La peyrade.JPG|trái|nhỏ|1151x1151px160px|Trăng lưỡi liềm cuối tháng ở [[Frontignan]], [[Pháp]].]]
Khi Mặt Trời và Mặt Trăng sắp hàng nằm về cùng một phía so với Trái Đất, thì Mặt Trăng là "mới" và không nhìn thấy được phần Mặt Trăng được Mặt Trời chiếu sáng. Khi Mặt Trăng tròn dần (diện tích bề mặt của nó được chiếu sáng tăng lên khi nhìn từ Trái Đất), các pha của nó bắt đầu từ trăng mới, trăng lưỡi liềm, bán nguyệt đầu tháng, trăng khuyết, trăng tròn, sau đó lại là trăng khuyết, bán nguyệt cuối tháng, trăng lưỡi liềm và không trăng (bắt đầu trăng non). Nửa vầng trăng thường nhắc đến bán nguyệt đầu tháng (trăng thượng huyền) hoặc bán nguyệt cuối tháng (trăng hạ huyền). Thuật ngữ tuần trăng (thượng tuần, trung tuần và hạ tuần) là để chỉ sự kéo dài của chu kỳ pha Mặt Trăng.
 
Dòng 47:
== Lịch ==
{{chính|Âm lịch}}
[[Tập tin:Moon phase calendar 2005.png|543x543px400px|nhỏ|âmÂm lịch tháng 5& tháng 6 năm 2005 với các pha của Mặt Trăng]]
Độ dài trung bình của một tháng trong năm, bằng 1/12 của năm, là khoảng 30,44 ngày, trong khi chu kỳ pha của Mặt Trăng ([[chu kỳ giao hội]]) lặp lại khoảng 29,53 ngày. Do vậy việc tính thời gian cho các pha của Mặt Trăng dịch chuyển trung bình khoảng một ngày cho các tháng kế tiếp. Khi chúng ta chụp ảnh các pha Mặt Trăng mỗi ngày trong một tháng, bắt đầu từ buổi tối sau khi [[Mặt Trời]] lặn, cứ lặp lại chụp ảnh đều đặn sau khoảng 25 phút ở các ngày tiếp theo, và kết thúc chụp đến cuối tháng vào buổi sáng trước khi Mặt Trời mọc, ta sẽ thu được một bức ảnh tổ hợp như hình bên từ ngày [[8 tháng 5]], [[2005]] đến ngày [[6 tháng 6]], [[2005]]. Không có bức ảnh cho ngày [[20 tháng 5]] do bức ảnh phải chụp trước nửa đêm vào ngày [[19 tháng 5]], và sau nửa đêm vào ngày [[21 tháng 5]]. Tương tự, ta có thể liệt kê thời gian trăng mọc và trăng lặn trên [[lịch]], một số ngày sẽ được bỏ qua. Khi Mặt Trăng mọc vừa trước nửa đêm của một đêm thì nó sẽ mọc vừa sau nửa đêm của đêm tiếp theo. 'Ngày bỏ qua' chỉ là của lịch nhân tạo và không phải là do sự bất thường của Mặt Trăng.