Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Bắc Ngụy Minh Nguyên Đế”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
Không có tóm lược sửa đổi
n clean up, replaced: phụ thân → cha (5), mẫu thân → mẹ (3), Mẫu thân → Mẹ using AWB
Dòng 34:
| nơi an táng = Vân Trung Kim lăng (雲中金陵)
}}
'''(Bắc) Ngụy Minh Nguyên Đế''' ((北)魏明元帝) ([[392]]–[[423]]), tên húy là '''Thác Bạt Tự''' (拓拔嗣), là một [[hoàng đế]] của triều đại [[Bắc Ngụy]] trong [[lịch sử Trung Quốc]]. Ông là con trai cả của hoàng đế khai quốc [[Bắc Ngụy Đạo Vũ Đế|Đạo Vũ Đế]]. Dưới thời trị vì của ông, lãnh thổ Bắc Ngụy đã không được mở rộng nhiều như dưới thời trị vì của phụ thâncha ông hoặc của con trai [[Bắc Ngụy Thái Vũ Đế|Thái Vũ Đế]], song ông đã giúp Bắc Ngụy trở thành một nhà nước ổn định ở phía bắc [[Trung Quốc]], và khởi đầu cho truyền thống họp mặt với các triều thần quan trọng để lắng nghe lời khuyên của họ và đưa ra quyết định cuối cùng. Ông thường được các sử gia coi là một người cai trị thông minh và có óc phân tích.
 
==Đầu đời==
Thác Bạt Tự sinh năm 392, tức sau khi phụ thâncha [[Bắc Ngụy Đạo Vũ Đế|Thác Bạt Khuê]] lập ra Bắc Ngụy vào năm 386 song trước thời điểm Thác Bạt Khuê chinh phục hầu hết lãnh thổ của kình địch [[Hậu Yên]] và xưng đế vào năm 399. Mẫu thânMẹ của ông là một thê thiếp được Thác Bạt Khuê sủng ái, Lưu thị, bà là con gái của tộc trưởng [[Hung Nô]] Lưu Đầu Quyến (劉頭眷). Ông sinh ra tại kinh đô Vân Trung (雲中, nay thuộc [[Hohhot]], [[Nội Mông]]). Thác Bạt Tự là con trai cả của Thác Bạt Khuê, và Thác Bạt Khuê được thuật lại là rất vui mừng trước việc này và đã cho đại xá.
 
Khi Thác Bạt Tự trưởng thành, ông là một chàng trai trẻ sáng suốt và có lòng tốt, tất cả các hành động của ông đều không phạm phép tắc. Ngược lại, em trai Thác Bạt Thiệu (拓拔紹) của ông lại là một thiếu niên phù phiếm và hung bạo, Thiệu thường bị phụ hoàng trừng phạt, và Thác Bạt Tự đã có gắng uốn nắn hành vi của em trai bằng những lời trách mắng, song điều này lại khiến cho Thác Bạt Thiệu tức giận ông. Năm 403, Thác Bạt Khuê sau khi xưng đế đã phong cho Thác Bạt Tự là Tề vương. Năm 409, Đạo Vũ Đế đã có ý định lập Thác Bạt Tự làm thái tử, song do truyền thống của bộ lạc Thác Bạt có quy định rằng mẫu thânmẹ của người thừa kế sẽ phải chết, Đạo Vũ Đế đã buộc Lưu thị phải tự sát. Đạo Vũ Đế đã triệu Thác Bạt Khuê đến và giải thích rằng truyền thống này cũng giống với việc [[Hán Vũ Đế]] buộc người thiếp được mình sủng ái là Triệu thị (mẫu thânmẹ của [[Hán Chiêu Đế]]) phải chết, lý do đều là để tránh ảnh hưởng quá lớn của ngoại thích đối với một hoàng đế trẻ tuổi. Sau khi Thác Bạt Tự dời khỏi chỗ phụ thâncha, vì có nhiều tình cảm với mẫu thânmẹ nên ông đã than khóc rất nhiều. Khi nghe được tin, Đạo Vũ Đế đã lại triệu ông vào cung, song do Đạo Vũ Đế vào cuối thời trị vì của mình có xu hướng hoang tưởng và bạo lực rất lớn, các hầu cận của tân thái tử đã đề nghị rằng ông không nên vào cung mà hãy đi ở ẩn tại vùng thôn quê. Thác Bạt Tự đã chấp thuận và làm theo, ông đã chạy khỏi tân đô [[Bình Thành]].
 
Trong khi đó, Đạo Vũ Đế đã mâu thuẫn với Hạ Lan phu nhân về những tội của con trai Thác Bạt Thiệu nên đã giam cầm và lên kế hoạch giết bà. Hạ Lan phu nhân đã bí mật gửi một tin nhắn cho con trai, bảo Thiệu hãy đến cứu bà. Đáp lại, Thác Bạt Thiệu đã ám sát Đạo Vũ Đế và cố đoạt lấy ngôi vị hoàng đế, ông ta cũng cố gắng nắm lấy quân đội. Thác Bạt Tự hay tin trong cung, đã trở về Bình Thành song lại ẩn thân, cố gắng dần tập hợp những người ủng hộ. Thác Bạt Thiệu đã cố gắng tìm kiếm để trừ khử ông, song các cận binh hoàng cung đã dần quay sang phía Thác Bạt Tự, và họ đã bắt giữ Thác Bạt Thiệu và giải đến chỗ Thác Bạt Tự. Thác Bạt Tự quyết định xử tử Thác Bạt Thiệu, Hạ Lan phu nhân và các cộng sự của Thác Bạt Thiệu. Thác Bạt Tự sau đó lên ngôi hoàng đế.
 
==Thời kỳ đầu trị vì==
Minh Nguyên Đế đối lập với phong cách cai trị độc đoán của phụ thâncha, ông đã lập ra một hội đồng gồm tám triều thần để cố vấn cho mình trong tất cả các vấn đề quan trọng. Hội đồng chủ yếu là những người [[Tiên Ti]] đến từ bộ lạc [[Thác Bạt]], song cũng có [[người Hán]] và các sắc tộc khác. Điều này đã trở thành một truyền thống của những người kế vị ngai vàng Bắc Ngụy sau này. Tuy nhiên, trong khi khoan dung hơn phụ thâncha của mình, ông cũng không tha thứ cho các hành vi sai trái của một số quân sư. Ví dụ, vào năm 413, một trong số các quân sư chủ chốt là Thác Bạt Khuất (拓拔屈), đã đại bại dưới tay quân [[Hạ (thập lục quốc)|Hạ]] trong một trận chiến, và sau đó, khi bại giáng làm thứ sử Tĩnh Châu (并州, nay là trung bộ và nam bộ [[Sơn Tây (Trung Quốc)|Sơn Tây]]) thì lại lơ là nhiệm vụ, và Minh Nguyên Đế đã cho xử tử Khuất.
 
Năm 410, Minh Nguyên Đế cử một trong số các quân sư của mình là Nam Bình công Bạt Bạt Tung (拔拔嵩) đi đánh [[Nhu Nhiên]], và khi Bạt Bạt Tung bị quân Nhu Nhiên bao vây, Minh Nguyên Đế đã đích thân dẫn quân đi giải vây cho Bạt Bạt. Những năm sau đó, ông thường dời khỏi kinh đô Bình Thành để kiểm tra khả năng phòng thủ ở các mặt phía bắc (với Nhu Nhiên) và phía đông (với [[Bắc Yên]]), để chắc chắn rằng đất nước của ông có thể chống lại được kẻ thù. Ông cũng thường cử quân lính đi bình định các bộ lạc nổi loạn.