Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Nam Tề Minh Đế”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
Không có tóm lược sửa đổi
n clean up, replaced: được được → được (4), các các → các , phụ thân → cha, mẫu thân → mẹ using AWB
Dòng 29:
 
== Thân thế ==
Tiêu Loan sinh năm 452. Sử sách không rõ về tên của mẫu thânmẹ ông, phụ thâncha ông là [[Tiêu Đạo Sinh]] (蕭道生), một viên quan cấp trung-thấp của triều [[Lưu Tống]]. Tiêu Đạo Sinh mất sớm, vì thế Tiêu Loan được người chú là [[Nam Tề Cao Đế|Tiêu Đạo Thành]]-một tướng của Lưu Tống nuôi dưỡng. Ông có hai người anh em ruột, anh trai Tiêu Phượng (蕭鳳) và em trai Tiêu Miễn (蕭緬). Sử sách chép rằng Tiêu Đạo Thành rất yêu quý Tiêu Loan, thậm chí còn hơn các con trai mình. Năm 472, ở tuổi 20, Tiêu Loan được ban cho chức huyện lệnh, và trong vài năm sau đó, khi quyền lực của người chú tăng lên, ông được thăng cấp và kinh qua một số chức vụ, rồi trở thành một tướng quân vào năm 478. Khi Tiêu Đạo Thành đoạt ngôi từ [[Lưu Tống Thuận Đế]] vào năm 479, Tiêu Loan được phong làm Tây Xương hầu.
 
== Dưới thời Cao Đế và Vũ Đế ==
Dòng 61:
Minh Đế thường được xem là một quân chủ thông minh và có tính thanh đạm. Tuy nhiên, ông cũng có tính đa nghi, và chỉ có vài đại thần cấp cao là có thể cảm thấy an toàn trong thời gian ông trị vì. Ông cũng tiếp tục sát hại (định kỳ) các hậu duệ của Cao Đế và Vũ Đế do nghĩ rằng họ sẽ là mối đe dọa với các con trai ông. Mỗi lần tiến hành các vụ giết chóc, đầu tiên ông sẽ thắp hương cúng (có lẽ là Cao Đế và Vũ Đế) và than khóc cay đắng trước khi thực hiện các hành động.
 
Minh Đế lập con trai thứ hai-[[Tiêu Bảo Quyển]] làm thái tử, lý do là vì người con trai cả [[Tiêu Bảo Nghĩa]] (蕭寶義) không thể nói được (và cũng không phải là con trai của chính thất Lưu Huệ Đoan (劉惠端), người đã qua đời năm 489). Do các con trai của Minh Đế đều còn nhỏ, ông đã giao phó các các trách nhiệm lớn cho những cháu trai của mình là Tiêu Diêu Quang, Tiêu Diêu Hân, và Tiêu Diêu Xương. Khi Tiêu Chiêu Văn bị phế truất, chiếu chỉ mà Minh Đế ban hành nhân danh Vương Thái hậu đã giáng tước hiệu Tiêu Chiêu Văn xuống thành Hải Lăng vương. Tuy nhiên, khoảng một tháng sau khi Tiêu Chiêu Văn bị phế, Minh Đế đã giả vờ thông báo Tiêu Chiêu Văn lâm bệnh và cử thái ý đến điều trị, song lại lệnh cho thái y hạ độc ông. Tiêu Chiêu Văn được ban thụy hiệu ''Cung'' (恭) và được chôn cất với vinh dự cao quý song không phải là vinh dự dành cho hoàng đế.
 
Trong khi đó, [[Bắc Ngụy Hiếu Văn Đế]] đã sử dụng việc Minh Đế soán ngôi làm cớ để tiến hành một [[Chiến tranh Nam Tề-Bắc Ngụy|cuộc tấn lớn chống lại Nam Tề]] vào cuối năm 494. Tuy nhiên, sau một số trận đánh bất phân thắng bại, quân [[Bắc Ngụy]] đã từ bỏ chiến dịch vào mùa xuân năm 495. Ngay sau khi chiến dịch kết thúc, Minh Đế đã xử tử Tiêu Kham, một tướng cộng tác với ông trong cuộc chính biến chống lại Tiêu Chiêu Nghiệp, và các huynh đệ của Tiêu Kham do ông nghi ngờ Tiêu Kham âm mưu tiến hành chính biến. Ngoài ra, Minh Đế cũng vu cáo một số thân vương (con trai của Vũ Đế) là đồng mưu với Tiêu Kham, bao gồm Tây Dương vương [[Tiêu Tử Minh]] (蕭子明), Nam Hải vương [[Tiêu Tử Hãn]] (蕭子罕), và Thiệu Lăng vương [[Tiêu Tử Trinh]] (蕭子貞). Năm 497, ông cũng cho xử tử đại thần cấp cao Vương Yến do nghi ngờ người này có ý phản nghịch.
Dòng 95:
;Nam
* [[Tiêu Bảo Nghĩa]] (蕭寶義), năm 494 được làm Tấn An quận vương, năm 502 được [[nhà Lương]] phong làm Tạ Mộc huyện công, cũng trong năm 502 được nhà Lương phong làm Ba Lăng Ẩn vương, mất năm 509.
* [[Tiêu Bảo Quyển]] (蕭寶卷), năm 494 được được làm thái tử, sau trở thành hoàng đế.
* [[Tiêu Bảo Huyền]] (蕭寶玄), năm 494 được được làm Giang Hạ vương, mất năm 500.
* Tứ tử mất sớm.
* [[Tiêu Bảo Nguyên]] (蕭寶源), năm 494 được được làm Lư Lăng vương, mất năm 502.
* [[Tiêu Bản Dần]] (蕭寶寅), năm 494 được được làm Kiến An vương, năm 501 được cải phong làm Bà Dương vương, năm 503 được [[Bắc Ngụy]] phong làm Tề vương, tự xưng hoàng đế tái lập Nam Tề (xưng năm 527, từ bỏ năm 528, buộc phải tự sát năm 530).
* Thất tử mất sớm.
* [[Nam Tề Hòa Đế|Tiêu Bảo Dung]] (蕭寶融), năm 494 được phong làm Tùy quận vương, năm 499 được cải phong Nam Khang vương, sau trở thành [[Nam Tề Hòa Đế]].