Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Giáo dục khoa cử Đại Việt thời Lý”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
n →‎Khoa cử: Alphama Tool, General fixes
n General Fixes
Dòng 14:
* Hai là các trường học tồn tại trong các chùa do các nhà sư giảng dạy (không chỉ dạy Phật giáo và truyền đạt cả kiến thức Nho giáo).
 
Sách vở chủ yếu trong hệ thống đào tạo là [[Tứ thư]], Ngũ kinh, Bắc sử, Nam sử và sách của bách gia chư tử. Tuy nhiên, do ảnh hưởng đậm nét của Phật giáo và một phần của Đạo giáo, Nho giáo chưa có vị trí độc tôn như sau này. Các trường lớp còn dạy nhiều kiến thức về Phật giáo và Đạo giáo<ref>Mai Hồng, sách đã dẫn, tr 13-14</ref>. Chữ viết chính thức trong giáo dục vẫn kế tục các đời trước là [[chữ Hán]]<ref>Phan Ngọc Liên, sách đã dẫn, tr 58</ref>.
 
Như vậy vào thời Lý dù rất coi trọng đạo Phật nhưng từ trung kỳ đã coi trọng đạo Nho hơn trước, vì Nho giáo là học thuyết giải quyết được các mối quan hệ cơ bản (vua – tôi, cha – con, vợ - chồng, bằng hữu...), làm ngọn cờ cho sự ổn định xã hội, để thống nhất và quản lý xã hội. Điều đó không chỉ bảo vệ cho quyền lợi của [[nhà Lý]] mà còn đặt nền móng cho sự phát triển giáo dục và khoa cử Nho học của các vương triều sau này<ref>Kỷ yếu hội thảo khoa học về 1000 năm vương triều Lý và kinh đô Thăng Long, tr 599-600</ref>.
Dòng 21:
Cùng việc mở Quốc Tử Giám, nhà Lý quan tâm tới việc tổ chức thi cử để lựa chọn nhân tài mà các triều đại trước đó chưa thực hiện.
 
Khoa thi đầu tiên được nhà Lý tổ chức vào tháng 2 năm 1075, niên hiệu Thái Ninh thời vua Lý Nhân Tông, gọi là thi Minh kinh bác học. Lê Văn Thịnh người làng Báo Tháp xã Đông Cứu (nay thuộc huyện [[Gia Bình]] tỉnh [[Bắc Ninh]]) đỗ đầu cùng hơn 10 người trúng tuyển. Ông trở thành thủ khoa đầu tiên trong [[lịch sử Việt Nam]]<ref>Mai Hồng, sách đã dẫn, tr 22</ref>.
 
Việc mở khoa thi Nho giáo đầu tiên đánh dấu mốc về việc nhà Lý chính thức tuyển người theo Nho giáo làm quan bên cạnh tầng lớp quan lại thiên về kiến thức Phật giáo trước đó<ref name="ky597">Kỷ yếu hội thảo khoa học về 1000 năm vương triều Lý và kinh đô Thăng Long, tr 597</ref>. Trong kỳ thi thứ tư, thí sinh phải viết luận về chủ đề ''Y quốc thiên'' (thiên trị nước) và ''thiên tử truyện'' (truyện đế vương).
 
Các khoa thi không hỏi riêng về kiến thức một lĩnh vực Nho giáo đơn thuần mà hỏi cả về Phật giáo và Đạo giáo, vì vậy đòi hỏi người ứng thí các khoa thi phải thông hiểu kiến thức cả 3 đạo này mới có thể đỗ đạt<ref>Mai Hồng, sách đã dẫn, tr 14</ref>. Việc tổ chức thi Tam giáo (Phật, Nho, Đạo) chính thức được thực hiện năm [[1195]] dưới triều vua [[Lý Cao Tông]]. Thi cử bằng cả Phật giáo, Nho giáo và Đạo giáo phản ánh tam giáo đồng nguyên khá phổ biến vào thời Lý<ref name="ky598">Kỷ yếu hội thảo khoa học về 1000 năm vương triều Lý và kinh đô Thăng Long, tr 598</ref>. Sử gia [[Ngô Sĩ Liên]] thời [[Nhà Lê sơ|Hậu Lê]] theo quan điểm độc tôn Nho giáo không đồng tình với việc này<ref>Phan Huy Chú, sách đã dẫn, tr 7-8</ref>:
Dòng 39:
* Khoa Quý Sửu ([[1213]]) niên hiệu Kiến Gia thời [[Lý Huệ Tông]], thi học sinh, chia làm tam giáp; lấy Phạm Công Bình đỗ đầu.
 
Nhà Lý tổ chức khoa cử không đều đặn theo định kỳ và các kỳ thi cũng chưa có cách thức nhất định. Các kỳ thi cách nhau khá xa và trong vòng 66 năm từ 1086 đến 1152 không thấy ghi chép một khoa thi nào.
 
==Xem thêm==
Dòng 58:
{{Lịch sử Việt Nam thời Lý}}
{{Lịch sử giáo dục Việt Nam}}
 
[[Thể loại:Giáo dục Việt Nam thời Lý]]
[[Thể loại:Giáo dục Việt Nam]]