Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Tống Cung Đế”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
Không có tóm lược sửa đổi
n General Fixes
Dòng 74:
Quân Nguyên đánh vào Gia Định, đô thống [[Hầu Hưng Lực]] tử trận. Rồi Bá Nhan kéo quân vào Kiến Khang, [[Uông Lập Tín]] lui về Cao Bưu tính kế giữ Giang Hán, nhưng gần hết các châu Giang Hán lúc này đã hàng Nguyên. Lập Tín viết biểu báo tạ tam cung, không lâu sau qua đời. [[Vương Vinh]], [[Ông Phúc]] dâng thành Kiến Khang hàng Nguyên. [[Bá Nhan]] chiếm được Kiến Khang và chiêu hàng được Quảng Đức quân, [[Vương Vinh]] ở Từ châu, [[Triệu Dữ Khả]] ở Ninh Quốc, [[Ngô Ích]] ở Hàng Hưng, [[Vương Thiện]] ở Hòa châu, [[Lưu Quyền]] ở Vô Vi quân, [[Tôn Tự Vũ]] ở Liên châu, [[Vương Ứng Long]] ở Trừ châu, [[Triệu Dữ Giám]] ở Thường châu, [[Tiềm Thuyết Hữu]] ở phủ Bình Giang phủ, [[Lệnh Hồ Khải]] ở Quảng Đức quân... đều bỏ trốn hoặc đầu hàng. Lúc này [[Giả Tự Đạo]] bí thế, đã phải xin trả lại ấn tín. [[Trần Nghi Trung]] tưởng Tự Đạo đã chết nên dâng sớ kể tội. Thái hoàng thái hậu miễn chức Bình chương chính sự của Tự Đạo, giáng Lễ Toàn quan sứ. Mọi việc làm hại dân của Tự Đạo trước kia đều xóa bỏ, ruộng trả về điền chủ.
 
Triều đình dùng [[Vương Dược]] làm Tả thừa tướng, [[Trần Nghi Trung]] làm Hữu thừa tướng kiêm Xu mật sứ; hai người cùng nhau làm Đô đốc chư lộ quân mã. Lại theo sự tố cáo của ngự sử [[Vương Ứng Lân]], tước quan chức của [[Chương Giám]], đuổi về vườn. Thị ngự sử [[Trần Quá]], giám sát ngự sử [[Phan Văn Khanh]] ... xin giết [[Giả Tự Đạo]] và trị tội đám bè đảng. Thái hoàng thái hậu cho giam [[Ông Ứng Long]] vào ngục rồi đánh trượng đày ra Cát Dương quân, bãi chức [[Oánh Trung]], [[Vương Đình]], [[Lưu Lương Quý]], [[Trần Bá Đại]], [[Du Vấn]], [[Chu Tuấn]], [[Đổng Phác]] ..., phóng thích những người bị Tự Đạo hãm hại, phục quan chức cho [[Ngô Tiềm]] và [[Hướng Sĩ Bích]]. Lại sai người đến chỗ [[Lã Văn Phúc]] lệnh đem quân về bảo vệ Lâm An, Văn Phúc chém sứ giả, không nhận lệnh, sau đó hàng Nguyên. Quân Nguyên đã tới rất gần, toàn thành Lâm An được đặt trong tình trạng giới nghiêm, các đại thần lần lượt bỏ trốn. Thái hoàng thái hậu thấy vậy, tự tay viết chiếu răn đe
:''Triều ta trải qua được 300 trăm nay có dư, đó là do sĩ đại phu biết giữ lễ. Nay ta và tự quân trong tình thế nguy cấp thế này mà chưa hề thấy đại thần nào đóng góp công sức hay kế hay để cứu nước. Bên trong thì quan lại lần lượt bỏ đi, ngoài thì biên tướng vứt ấn bỏ thành, tai nghe mắt thấy những điều đó thật là đau lòng thay. Chấp chánh không biết dâng biểu bày mưu mà lại lo co giò bỏ chạy, đó là việc làm của những kẻ mà ngày thường đọc sách thánh hiền sao? Nếu cứ như vậy mà ở trên đời, sống còn mặt mũi đâu mà nhìn người, chết rồi lấy mặt mũi đâu mà nhìn tiên đế. Thiên mệnh chưa đổi, quốc pháp vẫn còn; những văn võ đại thần trong triều phụ lòng quốc gia mà bỏ trốn, thì quan ngự sử hãy giết chết để răn đe.''
 
Dòng 84:
:''Bắc triều nếu coi Tống là một nước thì xin lui quân về Bình Giang hoặc Gia Hưng sau sẽ bàn tới việc khao sư triều cống. Bắc quân nếu toàn quân về nước là thượng sách. Nhược bằng muốn hủy tông miếu triều ta thì Hoài, Chiết, Mân, Quảng, dễ gì mà lấy được, có khi lại mang họa, thắng thua còn chưa biết''.
 
Bá Nhan giữ Thiên Trường lại và để [[Ngô Kiên]] ra về, đổi Lâm An thành Lưỡng Triết đại đô đốc phủ, sai [[Mông Cổ Đại]], [[Phạm Văn Hổ]] vào thành trị đô đốc sự. Cử [[Trình Bằng Phi]] ép thái hoàng thái hậu hạ chiếu cho tam tỉnh, Xu mật viện và các châu quận trong nước hàng phục, bãi lệnh triệu tập chư lộ cần vương. Bên ngoài, các châu Vụ, Xử, Thái và Quảng Đức quân cũng đã đầu hàng<ref name="TTTTG182" />. Tạ thái hậu sai [[Ngô Kiên]] làm Tả thừa tướng, [[Giả Dư Khánh]] làm Hữu thừa tướng và [[Gia Huyễn Ông]] đến gặp Bá Nhan xin sang Nguyên gặp Nguyên chủ. Bá Nhan để [[Ngô Kiên]] cùng [[Văn Thiên Trường]] lên bắc, còn mình đưa quân đến [[sông Tiền Đường]]. Thái hoàng thái hậu trong cung ngày đêm cầu khấn xin thần linh cho nước sông Tiền Đường dìm chết lũ quân Nguyên, nhưng lạ thay sóng lặng hơi trong ba ngày<ref name=TS47 />. Sau đó ít lâu, [[Bá Nhan]] đưa quân tiến vào trong thành Lâm An, lệnh tả hữu tuần thú trong thành, thu hết cổn miện, khuê bích, phù tỉ cùng các đồ vật trong cung, bảo ngoạn, xa lộ, liễn thừa, lỗ bộ, huy trượng ... Bá NHan lên núi Sư Tử, Vân Phong ngắm nhìn toàn cảnh Lâm An. Lại sai [[Phạm Văn Hổ]] truy đuổi Ích vương và Cát vương ở Mân Quảng. [[Dương Trấn]] trở về Lâm An, Phúc vương Dữ Nhuế từ Thiệu Hưng tới, Bá Nhan dùng lời lẽ phủ dụ.
 
Thái hoàng thái hậu và Cung Đế muốn gặp Bá Nhan nhưng Bá Nhan nói mình chưa vào triều thì chưa nên làm lễ tương kiến. Sau đó sai Tháp Ha và Mạnh Kì vào cung tuyên chiếu của Nguyên chủ đưa Cung Đế và thái hậu lên bắc. Thái hậu khóc, bảo Cung Đế bái tạ, sau đó Cung Đế, Toàn thái hậu, [[Triệu Dữ Nhuế|Phúc vương Dữ Nhuế]], Nghi vương Dữ Du, Độ Tông mẫu Long Quốc phu nhân Hoàng thị cùng [[Dương Trấn]], [[Tạ Đường]], [[Cao Ứng Tùng]] và ba thái học sinh cùng ra khỏi cung, lên miền bắc. Riêng thái hoàng thái học tuổi đã cao thì được ở lại Lâm An. Đó là ngày [[4 tháng 2]] năm [[1276]]. Các đại thần triều Tống ở miền nam về sau hợp sức chống Nguyên, lập ra một triều đình lưu vong do [[Tống Đoan Tông]] Triệu Thị và sau đó là [[Tống đế Bính]] đứng đầu, tiếp tục chiến đấu với quân Nguyên và tồn tại đến năm [[1279]] thì bị diệt. Đó cũng là lúc kết thúc triều đại [[nhà Tống]]. Còn theo ý kiến của sử gia [[Tất Nguyên]] trong [[Tục tư trị thông giám]] thì triều Tống kết thúc từ đây, hai vị vua còn lại không được công nhận là hoàng đế Trung Hoa.
Dòng 134:
}}
{{Các chủ đề|Lịch sử|Trung Quốc}}
 
[[Thể loại:Hoàng đế nhà Tống|Cung Tông]]
[[Thể loại:Sinh 1271]]