Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Vệ Huệ công”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
TuHan-Bot (thảo luận | đóng góp)
n Robot: Sửa đổi hướng
n General Fixes
Dòng 50:
 
==Lần thứ nhất==
Vệ Huệ công là con của [[Vệ Tuyên công]] – vua thứ 15 nước Vệ. Năm [[700 TCN]], Vệ Tuyên công mất, Cơ Sóc lên nối ngôi, tức là Vệ Huệ công.
 
Năm [[697 TCN]], [[Tống Trang công]] không ủng hộ [[Trịnh Chiêu công]] nên kêu gọi [[chư hầu]] các nước [[Lỗ (nước)|Lỗ]], [[Vệ (nước)|Vệ]], [[Trần (nước)|Trần]], [[Sái (nước)|Sái]] đánh [[Trịnh (nước)|Trịnh]]. Vệ Huệ công hưởng ứng, nhưng cuối cùng liên quân không thắng phải rút lui.
Dòng 56:
Công tử Chức và công tử Tiết vốn là người được [[Vệ Tuyên công]] giao giúp Cấp Tử và công tử Thọ, đều rất bất bình việc Vệ Huệ công được lập. Tháng 11 năm [[697 TCN]], công tử Tiết và công tử Chức làm binh biến, Vệ Huệ công phải bỏ chạy sang [[tề (nước)|nước Tề]]. Công tử Chức và công tử Tiết lập em của Cấp Tử là công tử Kiềm Mâu lên ngôi.
 
Vệ Huệ công được [[Tề Tương công]] cho nương nhờ.
 
==Lần thứ hai==
Dòng 63:
Năm [[681 TCN]], [[tống (nước)|nước Tống]] có loạn. [[Tống Mẫn công]] bị Nam Cung Trường Vạn giết. Trường Vạn lập Tử Du lên ngôi. Người nước Tống cùng nhau lập em Mẫn công là Hoàn công lên ngôi và tiến đánh về kinh, giết chết Tử Du. Nam Cung Trường Vạn chạy sang [[trần (nước)|nước Trần]], còn tướng khác theo Tử Du là Mạnh Hoạch bỏ chạy sang nước Vệ. Vệ Huệ công muốn dung nạp Mạnh Hoạch không trả cho nước Tống, nhưng Thạch Kỳ Tử khuyên nên trả cho nước Tống, không nên chứa kẻ phản loạn. Vệ Huệ công bèn bắt Mạnh Hoạch trả cho nước Tống.
 
Năm [[675 TCN]]<ref>Sử ký ghi không thống nhất về thời gian. Đây theo Chu bản kỷ, chép là năm Chu Huệ Vương thứ 2, tức là năm 675 TCN. Yên thế gia lại chép là năm Yên Trang công thứ 12, tức là năm 679 TCN, sớm hơn 4 năm so với Chu bản kỷ</ref>, đại thần Biên Bá nhà Chu bất mãn vì [[Chu Huệ vương|Chu Huệ Vương]], cùng 4 đại thần khác ngầm mượn quân [[chư hầu]] của [[Yên Trang công]] và Vệ Huệ công về đánh Chu Huệ vương. Vệ Huệ công vì oán [[nhà Chu]] từng ủng hộ [[Vệ Kiềm Mâu]] nên nhận lời giúp Biên Bá, cùng Yên Trang công đánh Chu Huệ Vương. Thiên tử [[nhà Chu]] bỏ chạy sang nương nhờ [[trịnh (nước)|nước Trịnh]]. Biên Bá lập [[Cơ Đồi|vương tử Đồi]] lên ngôi vua. Năm [[673 TCN]]<ref>Đây cũng chép theo Chu bản kỷ là năm Chu Huệ vương thứ 4, tức là 673 TCN. Yên thế gia chép sự việc này năm Yên Trang công thứ 17, tức là [[674 TCN]], sớm hơn 1 năm. Theo Chu bản kỷ thì Chu Huệ vương bị mất ngôi 2 năm, còn theo Yên thế gia thì Huệ vương mất ngôi tới 5 năm</ref> [[Trịnh Lệ công]] cùng Quắc công liên minh giúp Huệ vương, mang quân đánh Lạc ấp, giết chết Tử Đồi và dựng lại Chu Huệ vương.
 
Năm [[669 TCN]], Vệ Huệ công mất. Ông làm vua lần thứ nhất được 4 năm, lần thứ 2 được 20 năm, tổng cộng 24 năm. Con ông là Cơ Xích lên nối ngôi, tức là [[Vệ Ý công]].