Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Tưởng Kinh Quốc”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
Lotye (thảo luận | đóng góp)
Không có tóm lược sửa đổi
Lotye (thảo luận | đóng góp)
Không có tóm lược sửa đổi
Dòng 46:
Tại Thượng Hải, Kinh Quốc bị cha quản lý rất nghiêm, mỗi tuần phải viết một bức thiếp (thư pháp) khoảng 200-300 chữ. Tưởng Giới Thạch cũng nhấn mạnh tầm quan trọng của kinh điển Nho giáo và Anh ngữ, dù bản thân ông ta cũng chẳng thông thạo 2 lĩnh vực này. Ngày 20 tháng 3, 1924, Kinh Quốc trình bày với người cha nổi tiếng một kế hoạch phát triển Khê Khẩu.<ref>letter of August 4, 1922</ref> Tưởng Kinh Quốc dự định tạo điều kiện giáo dục miễn phí để mọi người đều có thể đọc và viết ít nhất 1000 chữ. Ông nói:
 
:'''Con có một kiến nghị về trường Ngô Sơn, dù con không biết cha có chấp thuận hay không. Con nghĩ trường nên thành lập một lớp học đêm cho những người không có điều kiện đi học ban ngày. Tại trường của con cũng có một lớp học đêm rất thành công. Con có thể cung cấp một vài thông tin về lớp học đêm này:''
 
''Tên: trường tư thục đại chúng Wuschua''
''Học phí: Miễn phí với dụng cụ học tập đi kèm''
''Giờ học: 7 - 9 giờ tối''
''Độ tuổi: 14 trở lên''
''Thời gian khóa học: 16 hoặc 20 tuần.''
 
''Khi tốt nghiệp, học viên có thể đọc và viết ở mức cơ bản. Họ sẽ được cấp chứng chỉ nếu họ qua được các bài kiểm tra. Sách giáo khoa cho họ do Nhà xuấn bản Thương mại ấn hành, có nhan đề "Một nghìn ký tự phổ thông."''
 
''Con không rõ liệu cha có đồng ý với kiến nghị của con. Nhưng nếu một lớp học đêm được thành lập tại Ngô Sơn, sẽ đem lại lợi ích to lớn cho nhân dân địa phương.''
 
Cha ông chỉ phản ứng lạnh nhạt; [[Tưởng Giới Thạch]] nói rằng nông dân không có hứng thú và cũng không cần được giáo dục bài bản.