Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Nguyễn Vĩnh Nghiệp”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
n clean up, General fixes using AWB
Không có tóm lược sửa đổi
Dòng 1:
{{chú thích trong bài}}
{{Viên chức |
tên = Nguyễn Vĩnh Nghiệp|
Hàng 54 ⟶ 55:
==Hiệp sĩ của người nghèo==
 
Trong suốt giai đoạn 1986 đến 1992, khi ông đang giữ chức Phó chủ tịch rồi Chủ tịch Ủy ban Nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh, được sự hậu thuẫn của [[Tổng Bí thư|Tổng bí thư]] [[Nguyễn Văn Linh]] rồi [[Thủ tướng]] [[Võ Văn Kiệt]], ông đã chỉ đạo chính quyền thành phố thực hiện nhiều kế hoạch quan trọng, đặc biệt là kế hoạch tiến ra biển Đông, tập trung xây dựng các cơ sở hạ tầng về phía biển, là tiền đề của sự phát triển của thành phố về hướng Nhà Bè - Cần Giờ. Ông được người dân và các cộng sự đánh giá là người liêm khiết, có suy nghĩ mới, ghét ồn ào.{{fact}}
 
Tuy nhiên, nhiều người biết đến ông gắn liền với Hội Bảo trợ bệnh nhân nghèo Thành phố Hồ Chí Minh. Tháng 1 năm 1994, ông cùng một số bạn hữu, đồng chí như bà Ngô Thị Huệ (còn gọi là Bảy Huệ, phu nhân cựu Tổng bí thư Nguyễn Văn Linh), Bác sĩ Đoàn Thúy Ba (Anh hùng Lao động, Thầy thuốc Nhân dân, cựu thứ trưởng Bộ Y tế), Viện sĩ - Bác sĩ Dương Quang Trung (Anh hùng Lao động, cựu Giám đốc Sở Y tế Thành phố Hồ Chí Minh)... đã vận động và quyên góp thành lập '''Hội Bảo trợ bệnh viện miễn phí An Bình''', xây dựng các quỹ vận động để tài trợ cho các bệnh viện miễn phí chuyên chữa trị cho bệnh nhân nghèo như Bệnh viện An Bình, Bệnh viện An Nhơn Tây. Một thời gian ngắn sau đó, Hội đổi tên thành '''Hội Bảo trợ bệnh nhân nghèo Thành phố Hồ Chí Minh''' và ông được phân công làm Chủ tịch hội và giữ chức vụ này trong gần 14 năm. Trong suốt thời gian đó, Hội đã hoạt động hiệu quả, được sự ủng hộ của nhiều cá nhân như ông Nguyễn Văn Linh, ông Võ Trần Chí... và các tổ chức như Hội Hoa Trắng (Pháp), tổ chức Lavifu, Đại Hương Sơn Từ Âm Nghiêm, Bệnh viện Trường Canh Đài Loan, Hội Tân Nhãn khoa toàn cầu Mitchell, Hội doanh nghiệp Singapore, Nhật Bản tại [[Thành phố Hồ Chí Minh]]..., vận động được hơn 300 tỉ đồng và giúp đỡ chữa bệnh miễn phí cho hơn 3,5 triệu bệnh nhân nghèo, kể cả một số bệnh nan y như chữa mắt, chữa tim.{{fact}} Đối tượng bệnh nhân nghèo được giúp đỡ không chỉ giới hạn ở Thành phố Hồ Chí Minh, mà còn lan rộng đến các tỉnh, thậm chí sang Campuchia và Lào. Do những đóng góp của ông trong các lĩnh vực chính trị và xã hội, tháng 10 năm 2002, ông đã được Chủ tịch nước [[Trần Đức Lương]] phong tặng danh hiệu [[Anh hùng Lao động]].
 
Tháng 9 năm 2006, các bác sĩ phát hiện ông bị ung thư tủy sống và Hội doanh nghiệp Singapore đã tài trợ cho ông đi điều trị tại Singapore ngày 11 tháng 7 năm 2007. Tuy nhiên, do bệnh đã vào giai đoạn cuối, ngày 16 tháng 8 năm 2007, ông về lại Việt Nam. Ông qua đời lúc 13 giờ 04 ngày 9 tháng 11 năm 2007 tại bệnh viện Nguyễn Trãi. Đám tang của ông được tổ chức rất trọng thể và có sự tham dự của nhiều người nghèo đã được chữa bệnh nhờ nguồn quỹ của Hội. Theo ước nguyện của ông, sau đám tang, gia đình đã trao lại cho Hội toàn bộ số tiền phúng điếu hơn 600 triệu đồng.
 
Sinh thời, ông được Nhà nước Việt Nam tặng thưởng nhiều danh hiệu: Anh hùng Lao động; Huy hiệu 60 năm tuổi Đảng; Huân chương Độc lập hạng nhất; Huân chương Quyết thắng hạng nhất; Huân chương Kháng chiến chống Mỹ hạng nhất; Huy chương Vì an ninh Tổ quốc; Huy chương Vì thế hệ trẻ...{{fact}}
 
==Gia đình==
Ông lập gia đình với bà Nguyễn Thị Hường năm 1953. Hai người có với nhau 5 người con (4 gái, 1 trai). Người con gái lớn của ông bà tên là Nguyễn Thị Thanh Phương. Người con trai duy nhất của ông bà là Nguyễn Văn Dũng, sinh năm 1960, đã hy sinh trên [[Chiến tranh biên giới Tây Nam|chiến trường Tây Nam]] năm 1979.{{fact}}
 
{{start box}}