Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Diều (đồ chơi)”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
Không có tóm lược sửa đổi
Không có tóm lược sửa đổi
Dòng 12:
 
Cùng với sự phát triển của thời đại, ý nghĩa của việc thả diều cũng dần dần thay đổi. Trong lịch sử, diều đã từng được dùng trong quân sự, hay để đưa tin tức, có rất nhiều sử sách tư liệu đều nhắc đến việc khi quân của [[Hạng Vũ]] bị quân của [[Hán Cao Tổ|Lưu Bang]] bao vây, tướng quân [[Hàn Tín]] (thời nhà Hán) đã dùng diều được làm bằng da trâu để thả lên trời, dựa vào độ dài của dây diều để ước tính khoảng cách đến Vị Ương Cung (nơi đang bắt giữ quân của Hạng Vũ).<ref name="needham volume 4 part 1 127">Needham, Volume 4, Part 1, 127.</ref>
 
== Về diều và cách làm diều ==
 
Diều có rất nhiều loại: hình hộp, hình vuông, hình
rồng, hình chim, hình người... Nhưng để bay cao và vững chắc là diều quạ. Vì thế
ta hãy tự làm cho mình một chiếc diều hình quạ là tốt nhất.
 
Muốn có một chiếc diều tốt
do chính tay mình làm, ta cần có: '''Tre''', phải là tre tươi, dẻo, cứng;'''Giấy''': tùy thuộc vào kích cỡ diều ta định làm, nhưng cứ
chuẩn bị càng nhiều càng tiện; '''Dây''': nếu là diều to phải có dây to, nếu không sẽ bị đứt
dây nửa chừng lúc đang thả diều, dây cũng phải hai ba cuộn mới đủ cho một chiếc
diều cỡ thường; '''Hồ dán'''; '''Sáo '''(chỉ cần khi làm sáo diều to).
 
Đầu tiên ta phải
làm khung cánh bằng tre nứa. Có lẽ ta nên chuẩn bị hai thanh tre dài 90 cm thì
vừa. Ta phải buộc vào thanh tre ở trên, đầu kia là thanh ở dưới sao cho thật
thang bằng hai bên cánh. Thanh tre này ta nên để dài khoảng 22, 23cm thì đẹp.
Nhưng như thế là chưa đủ, ta phải làm cho hai bên cánh cong lên bằng cách buộc
hai đầu vào thanh trục ở giữa (buộc vào trung điểm của thanh trục). Nhưng đững có uốn cong quá kẻo gãy. Thường thì hai cánh sẽ không cong đều như đường tròn và cong tụ lại ở một chỗ, như thế cũng không sao. Thế là ta đã có được đôi cánh
của con quạ giấy rồi.
 
Tiếp theo là phần đầu và đuôi
rất đơn giản:
 
'''''Đầu:''''' Ta chuẩn bị
hai thanh tre nhỏ, ngắn khoảng 9-10cm, buộc vào sát cái trục rồi buộc tiếp vào
đầu kia thành mũi nhọn.
 
'''''Đuôi:''''' cũng là
hai thanh tre nhưng dài hơn, khoảng từ 20-30cm, buộc thành hình tam giác. Nhưng
một đầu nhọn của tam giác là gắn chặt với thanh trục (ở khoảng 1/3 trục), góc
nhọn khoảng 70 độ thì vừa.
 
Khi đã có khung cả
rồi thì ta mới dán giấy. Nếu giấy nhỏ thì ta phải dán từng đoạn của cánh và phải
kín. Giấy được phủ lên cánh diều, vuốt một nếp theo đường dây, kéo cho phẳng rồi
dán mép giấy vào xung quanh thanh tre. Đầu và đuôi cũng tương tự.
 
Cuối cùng là phần
buộc dây (lèo). Ta phải đục hai lỗ nhỏ trên giấy sát thanh tre ở trên của cánh
(hai lỗ nhỏ cân giữa trục, từ trục đến một lỗ khoảng 10-15cm), buộc hai đầu của
sợi dây khoảng 3cm vào hai lỗ ta được một phần của lèo. Tiếp theo lấy một đoạn
dây khoảng 30cm buộc vào trung điểm của đoạn dây trước, đầu kia buộc vao đuôi cảu
trục. Và đoạn dây nối với cuộn dây của ta sẽ buộc vào đoạn thứ hai ấy, buộc thật
chắc nhưng vẫn di chuyển được trên dây thứ hai để chỉnh. Phần chính này khoảng
từ 3-5cm (trên đoạn dây thứ hai tính từ phần buộc với dây thứ nhất). Như thế là
ta đã có một con diềuu giấy rồi.
 
==Tham khảo==