Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Lịch sử Đức”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
Arc Warden (thảo luận | đóng góp)
n →‎Cải cách Kháng Cách và Phong trào Chống Kháng Cách: chính tả, replaced: khắc khe → khắt khe using AWB
n clean up, replaced: Công Giáo → Công giáo (4) using AWB
Dòng 105:
Khi các hầu tước cùng đứng lên vượt qua ranh giới tôn giáo chống lại hoàng đế, Karl V trao [[Tây Ban Nha]] lại cho con trai của ông là [[Felipe II của Tây Ban Nha]] và chỉ định người em là [[Ferdinand I (đế quốc La Mã Thần thánh)|Ferdinand]] làm người kế vị ở Đế quốc La Mã Thần thánh. Vị tân vương chính là người đã từng thương lượng cuộc hòa giải tôn giáo ở [[Ausburg]] năm [[1555]].
 
Dưới ấn tượng của cuộc Cải cách Kháng Cách, Nhà Thờ Công giáo bắt đầu một cuộc cải cách nội bộ. Thêm vào đó, Phong trào Chống Cải cách Kháng Cách cũng bắt đầu, về một mặt là việc truy tố thông qua [[tòa án dị giáo]], về mặt khác nhiều dòng tu mới thành hình mà trong đó những người theo [[Dòng Tên]] đã đóng vai trò dẫn đầu trong việc tái Công Giáogiáo hóa.
 
Mặc dù vậy chính sách tôn giáo của [[Maximilian II của đế quốc La Mã Thần thánh|Maximilian II]], con trai và là người kế vị của Ferdinand, vẫn mang tính cách tương đối khoan dung trong khi cùng thời gian đó nhiều cuộc chiến tranh tôn giáo đang tàn phá nước Pháp. Ngược lại, con trai của Maximilian, [[Rudolf II của đế quốc La Mã Thần thánh|Rudolf II]], lại ngày càng rời bỏ thực tế thu mình trong dinh điện của mình tại [[Praha]] nên những xung đột về tôn giáo lại tiếp tục tăng lên. Cuộc [[Chiến tranh Köln]] đã bùng nổ khi vị tổng Giám mục ở đấy chuyển sang đạo Tin Lành và sự kháng cự chống lại chính sách cai trị mang tính Công Giáogiáo khắt khe của triều đại Habsburg Tây Ban Nha tại Hà Lan, lúc đấy thuộc trong lãnh địa của đế quốc La Mã thần thánh, ngày càng tăng cao.
 
Năm [[1608]] các hầu tước Tin Lành liên kết với nhau dưới sự lãnh đạo của [[Friedrich của Pfalz]], thành lập [[Liên minh Tin Lành]] (''Protestanische Union'') và tương tự, năm [[1609]] các hầu tước Công Giáogiáo đã thành lập [[Liên đoàn Công Giáo]] (''Katholische Liga'') dưới sự lãnh đạo của Công tước Bayern [[Maximilian I (Công tước Bayern)|Maximilian I]].
 
=== Cuộc Chiến tranh 30 năm ===
Dòng 125:
Vào thời điểm đó, vua [[Thụy Điển]] là [[Gustav II Adolf]] can thiệp vào chiến sự. Liên quân Thụy Điển - Sachsen đánh tan tác Liên quân Công giáo do Tilly thống lĩnh trong [[trận Breitenfeld]] ([[Leipzig]]) vào năm [[1631]], và quân Thụy Điển cứ thế mà tiến vào đất Đức. Vào năm [[1632]], quân Công giáo lại bị đập tan tác, đồng thời Tilly hy sinh tại [[Rain (Lech)|Rain]], tiếp theo sau đó hoàng đế lại hoàn chức vụ cho Wallenstein. Vua Gustav II Adolf tiến đánh trại lính của Wallenstein tại [[Nürnberg|Nuremberg]], và ông xuất binh đập tan tác quân Thụy Điển. Nhưng trong [[trận Lützen]] vào năm 1632, Quân đội của Wallenstein bị quân Thụy Điển đập tan tác, song quân Thụy Điển mất đi vị vua vĩ đại của họ trong trận đánh này.<ref>Independent Order of Odd Fellows, ''Odd Fellows' literary casket'', Tập 6-7, trang 342</ref> Vào năm [[1633]], Quân đội của Wallenstein bắt sống một đạo quân Thụy Điển trong [[trận Steinau]]<ref>Richard Brzezinski, ''The Army of Gustavus Adolphus (1): Infantry'', trang 4</ref>. Nhưng Wallenstein lại bị truất phế năm [[1634]] và ngay sau đó bị giết chết. Để có thể trục xuất quân Thụy Điển ra khỏi đất Đức, hoàng đế đã lập lại hòa bình với Tuyển hầu tước xứ Sachsen năm 1635 bằng một hiệp ước đặc biệt: [[Hòa ước Praha (Chiến tranh 30 năm)|Hòa ước Praha]].
 
Nước [[Pháp]] Công Giáogiáo đứng về phía Thụy Điển năm [[1635]]. Tuy mất vua Gustav II Adolf và đại bại vào năm 1634, Quân đội Thụy Điển vẫn tiếp tục đấu tranh, và giành chiến thắng trong nhiều trận đánh, dù họ không thể chiếm được thành Praha.<ref name="Black68"/> Nhiều phần lớn của Đế chế bị tàn phá. Mãi đến năm [[1750]] dân số mới đạt lại được mức trước chiến tranh. Vị tân hoàng đế [[Ferdinand III của đế quốc La Mã Thần thánh|Ferdinand III]] đã nỗ lực để thương lượng hòa bình. Thế nhưng nước Đức từ lâu đã trở thành quả bóng của các cường quốc ngoại bang, việc đã kéo dài sự lầm than của người dân. Các cuộc thương lượng bắt đầu từ năm [[1642]] đã dẫn đến [[Hòa ước Westfalen]] vào ngày [[24 tháng 10]] năm [[1648]].
 
Theo hòa ước, nhiều phần của [[Lorraine|Lothringen]] và của [[Alsace|Elsass]] được nhượng cho Pháp. [[Hà Lan]] và [[Thụy Sĩ|Thụy Sỹ]] chính thức tách rời ra khỏi Đế chế. Vị thế của các lãnh chúa và các khu vực trong đế chế được tăng cường và [[Hòa ước Tôn giáo Ausburg]] được xác nhận. Quyền lực của hoàng đế lại tiếp tục bị hạn chế.