Khác biệt giữa bản sửa đổi của “HMS Royal Oak (08)”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
n →‎Nội chiến Tây Ban Nha: clean up, General fixes using AWB
n clean up, replaced: được được → được, bị bị → bị using AWB
Dòng 66:
Lớp ''Revenge'' vốn bao gồm ''Royal Oak'' được đặt hàng vào năm [[1913]]-[[1914]], được dự định là một phiên bản đốt than rẻ tiền hơn, nhỏ hơn và chậm hơn so với [[Queen Elizabeth (lớp thiết giáp hạm)|lớp ''Queen Elizabeth'']] thế hệ [[Thiết giáp hạm#Thời đại Dreadnought|siêu-Dreadnought]] đốt dầu trước đó.<ref>{{chú thích | last = McKee| title = [[#McKee|Black Saturday]] | page = 12}}</ref> Thiết kế, xem ra là một bước lùi về kỹ thuật, là để đáp ứng một phần các mối lo ngại rằng một sự phụ thuộc hoàn toàn vào dầu đốt – lúc đó toàn bộ phải nhập khẩu – sẽ khiến cả một lớp tàu trở nên vô dụng trong trường hợp có sự phong tỏa hàng hải thành công.<ref name="Watts">{{chú thích | last=Watts | title=[[#Watts|The Royal Navy: An Illustrated History]] | pages = 86-87}}</ref> Mặc khác, than chất lượng cao có thể được cung cấp dồi dào, là nguồn cung cấp ngay tại quê nhà luôn được đảm bảo.<ref name="Watts"/> Hơn nữa, tương phản với "Hải đội nhanh" của những chiếc ''Queen Elizabeth'', lớp ''Revenge'' được dự định sẽ là những tàu chiến có pháo mạnh nhất trong hàng chiến đấu.<ref>{{chú thích | last = Preston| title = Battleships of World War I | page = 152}}</ref> ''Royal Oak'' và các tàu chị em là những tàu chiến lớn đầu tiên của Hải quân Hoàng gia mà việc thiết kế được giám sát bởi [[Giám đốc Chế tạo Hải quân]] vừa mới được chỉ định, Sir [[Eustace Tennyson-D'Eyncourt]].
[[Tập tin:Royal Oak.jpg|nhỏ|upright|''Royal Oak'' trong hàng tàu chiến, dẫn trước hai chiếc khác]]
''Royal Oak'' được đặt lườn tại [[Căn cứ Hải quân Hoàng gia Devonport|xưởng tàu Devonport]] vào ngày [[15 tháng 1]] năm [[1914]], là chiếc thứ tư trong lớp của nó.{{Ref_label|A|a|none}} Lo ngại về khả năng giới hạn của than, đồng thời đảm bảo được nguồn cung cấp dầu mới bằng một thỏa thuận hợp đồng với [[Anglo-Persian Oil Company]], [[Thứ trưởng thứ nhất Bộ Hải quân Anh]] [[Jackie Fisher, Nam tước thứ nhất Fisher|Jackie Fisher]] hủy bỏ quyết định sử dụng than vào [[tháng mười|tháng 10]] năm [[1914]].<ref name="Watts"/> Còn đang trong quá trình chế tạo, ''Royal Oak'' được thiết kế lại để trang bị 18 nồi hơi đốt dầu [[Yarrow Shipbuilders|Yarrow]] cung cấp cho bốn [[tuốc bin hơi nước|turbine hơi nước]] [[Parsons Marine Steam Turbine Company|Parsons]], mỗi chiếc dẫn động trực tiếp một trục chân vịt ba cánh đường kính 2,9 m (9&nbsp;ft 6 in). Chiếc thiết giáp hạm được hạ thủy vào ngày [[17 tháng 11]] năm đó, và sau khi hoàn tất việc trang bị, được đưa ra hoạt động vào ngày [[1 tháng 5]] năm [[1916]] với chi phí cuối cùng là 2.468.269 [[Bảng Anh]].<ref>{{chú thích | last = Parkes & Prendergast (ed.) | title = [[#Janes1939|Jane's Fighting Ships, 1939]]}}</ref> Được đặt tên theo [[Royal Oak]] (cây sồi hoàng gia) mà [[Charles II của Anh|Vua Charles II]] ẩn nấp sau thất bại của ông trong [[trận Worcester]] năm [[1651]], nó là chiếc tàu chiến thứ tám của Hải quân Hoàng gia mang [[HMS Royal Oak|tên ''Royal Oak'']], thay thế cho một chiếc [[thiết giáp hạm tiền-dreadnought]] bị tháo dỡ năm [[1914]]. Trong khi đang được được chế tạo, nó được tạm thời đặt ký hiệu lườn ''67''.<ref>{{chú thích | last = Colledge & Dittmar| title = British Warships 1914-1919 | page = 34}}</ref>
 
=== Nâng cấp ===