Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Kỳ đà”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
Dòng 157:
Chưa định danh:
*''[[Varanus spinulosus|V. spinulosus]]''<ref>[http://reptile-database.reptarium.cz/species?genus=Varanus&species=spinulosus&search_param=%28%28genus%3D%27Varanus%27%2Cexact%29%29 ''Varanus spinulosus''], The Reptile Database</ref>
 
==Nuôi kỳ đà==
Kỳ đà là động vật nuôi đem lại nhiều giá trị kinh tế, kỳ đà là một loại động vật hoang dã, dễ nuôi, ít bị bệnh, thịt ngon và bổ, thị trường ưa chuộng. Người ta khai thác nhiều sản phẩm từ kỳ đà vân như mật, thịt, da...và đặc biệt là túi mật của nó. Về mặt dược liệu, mật kỳ đà ngâm rượu hoặc sấy khô làm thuốc để chữa nhiều bệnh như bệnh động kinh, hen, nhức mỏi xương cốt, kiết lỵ. Chọn những con to khỏe có kích thước trung bình trở lên. Chọn con giống để nuôi thương phẩm khi Kỳ Đà khoảng 3-4 tháng tuổi, trọng lượng đạt 0,8 kg/con. Cách nhận biết Kỳ Đà đực, Kỳ Đà cái bằng cách lật ngửa bụng con Kỳ Đà để quan sát gốc đuôi và lỗ huyệt:
* Kỳ Đà đực: Gốc đuôi phồng to, lỗ huyệt lồi và có gờ, khi bóp vào gốc đuôi sẽ thấy gai giao cấu màu đỏ thẫm lòi ra ở lỗ huyệt.
* Kỳ Đà cái: Đuôi thon nhỏ, lỗ huyệt nhỏ lép, khi bóp vào gốc đuôi không có gai giao cấu lòi ra.
Về chuồng trại, đối với các trang trại, hộ gia đình nuôi với quy mô lớn (nuôi 100-200 con): xây chuồng với diện tích khoảng 100-150 m2), dài 12 - 15 m, rộng 8-10 m, cao 2 - 3 m, nền chuồng lát xi măng, xung quanh xây thành lát gạch men trơn để Kỳ Đà không bò ra ngoài được hoặc nếu không dùng gạch hoa thì ở trong chuồng cách nền chuồng 80 cm phải đóng tôn láng bao quanh tường. Trong chuồng, có thể làm hang bêtông hoặc để sẵn một số ống cống phi 0,1 - 0,2 m, dài trên 4 m, đảm bảo môi trường thích hợp cho Kỳ Đà ẩn trú, nghỉ ngơi và phòng tránh nắng nóng…Phía trên phủ lưới để cho ánh nắng mặt trời chiếu vào. Trong chuồng ở phía sân chơi xây bể nước rộng khoảng 2 m2, cao 25 cm, có độ dốc để dể thoát nước. Khoảng 40-60 m2 xây bịt kín như hang để Kỳ Đà ngủ, phần còn lại là sân chơi cho Kỳ Đà.
 
Đối với các hộ gia đình nuôi nhỏ lẻ: xây chuồng Kỳ Đà theo từng ô với diện tích 10-12 m2 (nuôi 10 -15 con), dài 3 - 4 m, rộng 2 - 3 m, cao 0,5-1m, xung quanh tô láng để Kỳ Đà không bám tường leo ra ngoài, có hệ thống thoát nước hợp lý khi rửa chuồng hay xịt nước tắm cho Kỳ Đà. Phía trên có lưới mắt cáo bịt kín để Kỳ Đà không ra ngoài. Trở ngại lớn nhất là giúp chúng vượt qua được mùa đông giá rét. Vì thế, khi thiết kế chuồng nuôi cần chọn vị trí phù hợp trong không gian xanh và sử dụng các biện pháp kỹ thuật hợp lý như rọi đèn điện, xây hang bằng bêtông để đảm bảo nhiệt độ sống thích hợp cho chúng. Hàng ngày, vệ sinh chuồng 1 lần và cho ăn 1 lần vào lúc 11 giờ trưa.
 
Ngoài ra, nuôi giống này cũng chẳng cần quá cầu kỳ, thức ăn chúng ưa thích là nhái, cóc, thịt lợn, trứng chim cút... Trong các tháng trú đông (từ tháng 12 đến tháng 3), nhu cầu sử dụng thức ăn của chúng giảm hẳn. Thức ăn chủ yếu là phổi heo và các loại cá tạp. Kỳ đà nếu được chăm sóc đúng kỹ thuật thì khoảng 4 tháng đạt trọng lượng 2-4kg/con, lúc này kỳ đà cái đã bắt đầu sinh sản, bình quân mỗi con đẻ từ 10-12 trứng/đêm, cá biệt có con đẻ từ 16-18 trứng/đêm. Sau hơn 1 năm nuôi, mỗi con kỳ đà có trọng lượng 800g-1,2kg đã tăng trọng, cân nặng từ 9-13kg.
 
==Trong văn hóa==