Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Phiên phiệt”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
Cheers!-bot (thảo luận | đóng góp)
nKhông có tóm lược sửa đổi
n AlphamaEditor Tool, General Fixes
Dòng 1:
{{unreferenced}}
'''Phiên phiệt''' (藩閥, はんばつ, ''hanbatsu'') hay '''Chính thể đầu sỏ thời Minh Trị''', với các nhà sử học là tầng lớp nắm quyền mới vào [[thời kỳ Minh Trị]] của [[Nhật Bản]], là một nhóm đặc quyền, sử dụng quyền lực [[Thiên hoàng]], đôi khi mang tính chuyên chế. Thành viên của tầng lớp này là người trung thành với chủ trương ''[[kokugaku|quốc học]]'' và tin rằng mình là người tạo ra trật tự mới, và cũng vĩ đại như người ban đầu đã lập ra nước Nhật.
 
==Lãnh đạo==
Hai nhân vật chính của nhóm này là [[Ōkubo Toshimichi|Okubo Toshimichi]] (1832–78), con trai của một phiên sĩ [[phiên Satsuma]], và [[samurai|võ sĩ]] [[Saigō Takamori]] (1827–77) của phiên Satsuma, họ đã liên kết với các phiên [[phiên Chōshū|Chōshū]], [[tỉnh Tosa|Tosa]], và [[tỉnh Hizen|Hizen]] để lật đổ [[Mạc phủ Tokugawa]].
Hàng 9 ⟶ 10:
 
Một người nổi bật nữa là [[Iwakura Tomomi]] (1825–83), người Kyoto chống lại Tokugawa và sẽ là Đại sứ đầu tiên tại [[Hoa Kỳ]], và [[Okuma Shigenobu]] (1838–1922), người Hizen, từng học tập [[Lan học]] (''Rangaku''), [[tiếng Trung Quốc]], và [[tiếng Anh]], người giữ nhiều chức Bộ trưởng, cuối cùng trở thành [[Thủ tướng Nhật Bản|Tổng lý Đại thần]] năm 1898.
 
==Hoạt động==
Để hoàn thành mục đích của trật tự mới, các phiên phiệt bắt đầu giải thể [[4 tầng lớp xã hội]] qua hàng loạt các cải cách kinh tế và xã hội. Thu nhập của [[Mạc phủ]] dựa vào thuế địa tô từ đất của nhà Tokugawa và các lãnh chúa đại danh (''daimyo'') khác, các khoản vay từ các nông dân giàu có và miễn cưỡng chấp nhận các khoản vay nước ngoài.