Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Hổ Bengal”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
n đã xóa Thể loại:Chi Báo dùng HotCat
n AlphamaEditor Tool, General Fixes
Dòng 16:
| range_map_width = 230px
}}
'''Hổ Bengal''' ([[danh pháp|danh pháp khoa học]]: '''''Panthera tigris tigris''''') là một phân loài [[hổ]] được tìm thấy nhiều nhất tại [[Bangladesh]] và [[Ấn Độ]] cũng như [[Nepal]], [[Bhutan]], [[Myanmar|Myanma]] và miền nam [[Tây Tạng]].<ref>{{chú thích web | title=Most numerous tiger pushed out of its home | url=http://www.panda.org/about_wwf/what_we_do/species/about_species/species_factsheets/tigers/bengal_tiger/index.cfm | publisher= World Wide Fund for Nature| accessdate=30-4-2007}}</ref>. Nó là phân loài hổ phổ biến nhất, sống trong các loại môi trường sinh sống khác nhau, bao gồm đồng cỏ, các rừng mưa nhiệt đới và cận nhiệt đới, rừng cây bụi, rừng cây lá sớm rụng ẩm và khô cũng như các rừng tràm đước. Bộ lông của nó có màu nâu-cam với các sọc đen, mặc dù đôi khi có [[dị biến]] để sinh ra các cá thể [[hổ trắng]]. Nó là con vật biểu tượng quốc gia của cả Bangladesh lẫn Ấn Độ.<ref>https://archive.is/20131210105518/giaoduc.net.vn/CuocThi/NuSinhTrongMo/Bi-an-Chuyen-la/Can-canh-ho-Bengal-bat-ga-o-Trung-Quoc/d59388.gd</ref>.
 
== Đặc trưng ==
Hổ Bengal đực trưởng thành dài khoảng 1,8-2,7 m (6–9&nbsp;ft) khi không tính phần đuôi, và 2,7-3,65 m (9–12&nbsp;ft) khi tính cả đuôi. Phân loài hổ này cân nặng chừng 180–300&nbsp;kg (400-660&nbsp;lb). Hổ Bengal thông thường cao khoảng 1&nbsp;m (3&nbsp;ft) tính từ vai trở xuống. Độ dài phần đầu tối đa khoảng 25–38&nbsp;cm (10-15 inch). Một con hổ Bengal đực trung bình cân nặng khoảng 230&nbsp;kg (500&nbsp;lb). Tuy nhiên, có một vài cá thể hổ Bengal nặng trên 300&nbsp;kg và dài tới 4&nbsp;m (13&nbsp;ft) khi tính cả đuôi. Con hổ Belgan lớn nhất đã biết bị bắn hạ năm 1967 tại miền bắc Ấn Độ nặng 388&nbsp;kg (857&nbsp;lb). [[Jim Corbett]] đã từng bắn hạ một con hổ Bengal gọi là "Bachelor of Powalgarh", được thợ săn nổi tiếng Fred Anderson cho là "to lớn như con ngựa Shetland".<ref>Jim Corbett, Man-eaters of Kumaon, trang 92, Nhà in Đại học Oxford, 1947</ref>. Hình ảnh chụp lại cho thấy nó đúng là một con hổ rất to. Ngoài ra, Pocock, một thợ săn nổi tiếng người Mỹ, đồng thời là một nhà tự nhiên học ở đầu thế kỷ 20, đã ghi chép trong một cuốn sách của ông về một vụ việc, trong đó một con hổ Bengal tại Burma (tên gọi cũ của Myanma) đã tha xác một con [[bò tót]] đi xa 12 m. Sau khi con hổ đã ăn thịt con bò tót này thì 13 người đàn ông cùng nhau kéo xác con vật xấu số về nhưng họ đã không thể di chuyển được nó. Điều này chỉ ra rằng con bò tót trên thực tế là rất nặng. Một con bò tót tại khu vực Đông Nam Á có thể cân nặng trên 2 tấn, cho dù hổ có thể di chuyển một vật gì đó nặng gấp 5 lần trọng lượng cơ thể nó thì trong trường hợp này nó cũng phải có kích thước và trọng lượng rất lớn. Các chứng cứ này đã củng cố ý tưởng cho rằng những con hổ Bengal ở xa nhất về phía bắc có thể vượt qua [[hổ Siberi]] trong vai trò của những con "thú dạng mèo" to lớn nhất trong tự nhiên.
 
Hổ Bengal cái dài khoảng 1,5-1,8 m (5–6&nbsp;ft), khi không tính phần đuôi, và 2,1-2,8 m (7–9&nbsp;ft) khi tính cả đuôi. Chúng cân nặng khoảng 110–200&nbsp;kg (250-450&nbsp;lb) và cao khoảng 75&nbsp;cm (2,5&nbsp;ft) khi tính từ vai trở xuống. Độ dài phần đầu tối đa khoảng 20–30&nbsp;cm (8-12 inch). Một con hổ Bengal cái trong tự nhiên cân nặng khoảng 140–160&nbsp;kg (300–350&nbsp;lb).
Dòng 28:
== Ăn uống ==
[[Tập tin:Hunting Tiger Ranthambore.jpg|trái|nhỏ|270px|Một con hổ Bengal với con mồi]]
Trong tự nhiên, hổ Bengal là động vật ăn thịt thuần túy và nó đi săn các loài động vật có kích thước từ trung bình tới lớn, chẳng hạn như [[lợn rừng]], [[Họ Hươu nai|hươu]], [[Họ Hươu nai|nai]], [[bò tót]],<ref>{{chú thích web | url = http://www.baodatviet.vn/khoa-hoc/the-gioi-dong-vat/video-ho-bengal-san-bo-tot-an-do-2361660/ | tiêu đề = Video: Hổ Bengal săn bò tót Ấn Độ | author = | ngày = | ngày truy cập = 7 tháng 2 năm 2015 | nơi xuất bản = Báo Đất Việt | ngôn ngữ = }}</ref>, [[trâu]] v.v. Chúng cũng săn bắt cả các động vật nhỏ như [[Chi Thỏ rừng|thỏ rừng]], [[Cận bộ Khỉ|khỉ]], [[Phân họ Khỉ ngón cái ngắn|voọc]] và [[công (động vật)|công]]. Hổ Bengal cũng được biết đến vì chúng dám săn bắt cả [[voi châu Á]] và [[tê giác]] non. Thông thường, hổ Bengal không dám tấn công voi và tê giác trưởng thành, nhưng đôi khi điều đó cũng xảy ra. Ví dụ, [[Quỹ động vật hoang dã thế giới]] (WWF) hiện đang nuôi dưỡng một con tê giác mồ côi do mẹ nó bị hổ Bengal giết chết. [[Jim Corbett]] đã từng miêu tả một trường hợp khi hai con hổ Bengal tấn công và giết chết một con voi lớn. Con voi to lớn này có lẽ bị đôi hổ đang giao phối quấy nhiễu và điều đó dẫn tới một trận chiến kéo dài. Nói chung, hổ Bengal không ăn thịt voi chết. Hổ Bengal cũng săn bắt cả các loài động vật ăn thịt khác như [[báo hoa mai]], [[sói xám|chó sói]], chó rừng, [[tông Cáo|cáo]], [[cá sấu Mugger]], mặc dù các loài động vật này nói chung không phải là thức ăn điển hình của hổ Bengal. Tuy nhiên vào năm 2010 một con [[cá sấu cửa sông]] đã giết chết một con hổ khi nó vượt qua sông tại Vườn Quốc Gia Surdabans. Tuy nhiên những cuộc đụng độ này là hiếm vì hổ Bengal thường sợ và né tránh [[cá sấu cửa sông]].<ref>https://archive.is/20131210105509/giaoduc.net.vn/Quoc-te/Bi-an-Chuyen-la/Ca-sau-Vua-can-chet-mot-manh-ho-8-tuoi-o-An-Do/44681.gd</ref>.
 
Hổ Bengal ưa thích đi săn về đêm, nhưng cũng thức dậy vào thời gian ban ngày. Trong thời gian ban ngày, sự che phủ của "[[cỏ voi]]" cao lớn, rậm rạp tạo ra cho chúng một lớp ngụy trang tốt. Hổ Bengal giết con mồi bằng cách chế ngự chúng và cắn đứt [[tủy sống]] (phương pháp ưa thích đối với con mồi nhỏ), hoặc sử dụng cú cắn vào cổ làm nghẹt thở đối với con mồi lớn. Hổ Bengal thông thường tha con mồi của chúng tới nơi an toàn để ăn thịt. Mặc dù có kích thước to lớn, nhưng hổ Bengal có thể leo trèo cây khá tốt, nhưng không được nhanh nhẹn như các loài báo nhỏ để có thể giấu con mồi săn được trên cây. Hổ Bengal cũng là con vật bơi lội tốt, thông thường nó phục kích các con vật khác khi chúng ra uống nước hay khi chúng đang bơi lội cũng như khi nó đuổi theo các con mồi đã tháo chạy xuống nước. Hổ Bengal có thể ăn tới khoảng 30&nbsp;kg (66&nbsp;lb) thịt một lần và sau đó không cần ăn trong vài ngày.<ref>{{chú thích báo | title=Bengal Tiger| url=http://www3.nationalgeographic.com/animals/mammals/bengal-tiger.html| publisher=National Geographic | accessdate=ngày 05-01-2007}}</ref>. Hổ Bengal thường săn hươu, nai hay các con vật nặng trên 45&nbsp;kg (100&nbsp;lb), nhưng khi quá đói, chúng có thể ăn thịt bất kỳ con vật nào có thể ăn được, từ ếch nhái, gà, vịt, và đôi khi là cả người.
 
== Môi trường sống ==
Dòng 37:
Hổ Bengal hiện nay được bảo vệ chặt chẽ. Sau thành công của chương trình bảo tồn hổ tại Ấn Độ (Project Tiger: Dự án Hổ), quần thể hổ Bengal hoang dã đã gia tăng đáng kể. Quần thể hổ tại Ấn Độ được ước tính chính thức là khoảng 3.500 con, so với khoảng 1.200 con trong thập niên 1970. Tại khu vực [[Vườn quốc gia Sundarbans|Sundarbans]], điều tra năm 2004 cho thấy có sự hiện diện của khoảng 280 con hổ Bengal tại vùng thuộc Bangladesh.
 
Nhưng kể từ đầu [[thập niên 1990]], quần thể hổ đang có xu hướng bị giảm xuống do bị mất và phá hủy môi trường sinh sống cũng như từ việc săn bắn trái phép ở mức độ lớn để lấy da và xương hổ. Chính quyền Ấn Độ đang cố gắng để chứng minh cho thế giới biết rằng hổ Bengal đang phát triển tốt tại Ấn Độ, thông thường họ sử dụng các kỹ thuật đầy mâu thuẫn như lấy mẫu dấu vết chân hổ để theo dõi quần thể hổ. Gần đây, người ta phát hiện ra rằng hổ đã bị tiêu diệt hết tại một trong các khu bảo tồn hàng đầu của Dự án Hổ là khu vực [[Sariska]], phần lớn là do sự lúng túng của chính quyền trong công việc bảo tồn.<ref>{{chú thích báo | title= Sariska awaits a tiger and a tigress | url=http://www.hindu.com/2006/04/28/stories/2006042815320300.htm| publisher=The Hindu |date=28 tháng 4 năm 2006| accessdate=ngày 05-01-2007}}</ref>. Một số người tin rằng số lượng hổ Bengal tại Ấn Độ trên thực tế có thể không quá 2.000 con.
 
== Các đe dọa ==