Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Tự do học thuật”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
n AlphamaEditor, General Fixes
Dòng 1:
[[FileTập tin:Bologna-vista02.jpg|nhỏ|phải|250px|Lịch sử tự do học thuật được cho là bắt đầu với việc [[Đại học Bologna|Viện Đại học Bologna]] thông qua ''Constitutio Habita'',<ref>Malagola, C. (1888), Statuti delle Università e dei Collegi dello Studio Bolognese. Bologna: Zanichelli.</ref> năm 1158 hoặc 1155,<ref name="Rüegg, W. 2003 pp 4-34">Rüegg, W. (2003), Mythologies and Historiogaphy of the Beginnings, pp 4-34 in H. De Ridder-Symoens, editor, A History of the University in [[Europe]]; Vol 1, Cambridge University Press.</ref> theo đó bảo đảm quyền đi lại tự do của các học giả.]]
'''Tự do học thuật''' là quyền tự do [[giảng dạy]], [[học tập]], và theo đuổi [[tri thức]] và [[nghiên cứu]] của giảng viên và sinh viên mà không bị can thiệp vô lý hay bị giới hạn bởi luật pháp, các quy định của cơ sở giáo dục, hoặc áp lực của công chúng. Những yếu tố cơ bản của tự do học thuật bao gồm [[quyền tự do]] của giảng viên trong việc tìm hiểu bất cứ chủ đề tri thức nào mà mình quan tâm; quyền trình bày những khám phá của mình cho sinh viên, đồng nghiệp, và những người khác biết; quyền công bố bằng cách xuất bản những số liệu và kết luận của mình mà không bị kiểm soát hay [[kiểm duyệt]]; và quyền giảng dạy theo cách mà mình thấy phù hợp về mặt chuyên môn. Đối với sinh viên, những yếu tố cơ bản bao gồm quyền tự do học tập và nghiên cứu những gì mình quan tâm và quyền đưa ra những kết luận của chính mình, cũng như quyền biểu đạt những ý kiến của mình.<ref name="EB">{{chú thích web|url=http://www.britannica.com/EBchecked/topic/2591/academic-freedom |title=Academic Freedom|publisher=Encyclopedia Britannica |date= |accessdate=Novemberngày 22, tháng 11 năm 2013}}</ref>
 
Theo những người ủng hộ tự do học thuật thì quyền tự do này ra đời không phải để giảng viên và sinh viên có được sự tiện lợi hay dễ chịu mà vì lợi ích của xã hội; nghĩa là, những lợi ích lâu dài xã hội được phục vụ tốt nhất khi quá trình giáo dục dẫn đến sự tiến bộ về mặt tri thức, và [[tri thức]] có thể đạt được sự tiến bộ cao nhất khi việc tìm hiểu tri thức không bị những ràng buộc từ phía nhà nước, giáo hội, những định chế hay tổ chức khác, hay từ phía các nhóm lợi ích.<ref name="EB"/>