Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Đào”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
Không có tóm lược sửa đổi
Dòng 26:
Các giống đào trồng được chia thành hai loại là "hột rời" và "hột dính", phụ thuộc vào việc hột có dính với cùi thịt hay không; cả hai loại này đều có cùi thịt trắng hay vàng. Quả đào với cùi thịt trắng thông thường có vị rất ngọt và ít vị chua, trong khi loại có cùi thịt màu vàng thông thường có vị chua kèm theo vị ngọt, mặc dù điều này cũng có sự dao động lớn. Cả hai màu thông thường đều có các vệt đỏ trong lớp thịt của chúng. Loại đào cùi trắng, ít chua là phổ biến nhất tại Trung Quốc, [[Nhật Bản]] và các quốc gia [[châu Á]] xung quanh, trong khi người [[châu Âu]] và [[Bắc Mỹ]] ưa thích loại có cùi thịt màu vàng và có vị chua hơn.
 
== Đào trơn Phân. ==
[[Tập tin:Nectarines early morning02.jpg|nhỏ|trái|Cây du đào vào buổi sáng.]]
'''Đào trơn''' còn gọi là '''du đào''', '''xuân đào''' (''P. p.'' var. ''nucipersica'' hay ''P. p'' var. ''nectarina'') là một nhóm [[giống cây trồng]] của đào có lớp vỏ trơn, không lông tơ. Mặc dù về mặt thương mại, đào lông và đào trơn được xem là những loại quả khác nhau và người ta thường nhầm rằng đào trơn là giống lai tạo giữa đào lông và [[Phân chi Mận mơ|mận]] nhưng thực tế thì đào trơn thuộc về cùng một loài với đào lông. Nhiều nghiên cứu di truyền chỉ ra rằng đào trơn là kết quả của gien lặn, trong khi ở đào lông là gien trội.<ref name="osu">Oregon State University: [http://web.archive.org/web/20080714065820/http://food.oregonstate.edu/faq/uffva/nectarine2.html peaches and nectarines]</ref> Quả đào trơn cũng có thể mọc lên từ cây đào lông, trường hợp này thường do [[biến dị chồi]]. Cùi thịt quả đào trơn có thể màu trắng hay vàng, và có thể dính hay không dính với hột. Thường thì đào trơn nhỏ hơn và ngọt hơn đào lông một chút. Việc thiếu lông tơ khiến cho quả đào trơn trông đỏ hơn quả đào lông và điều này cũng có nghĩa là vỏ đào trơn dễ bị thâm hơn đào lông. Lịch sử ra đời của đào trơn không rõ ràng; những ghi chép đầu tiên có đề cập tới nó tại [[Anh]] là vào năm [[1616]], nhưng có lẽ nó đã được trồng sớm hơn thế rất nhiều tại Trung Á và Đông Á.
 
== Đào trong văn hóa châu Á ==
Đào được biết đến tại Trung Quốc và Nhật Bản không chỉ như là một loại quả phổ biến mà còn gắn liền với nhiều truyện dân gian và tín ngưỡng. [[Momotaro]] (Đào Thái Lang), một trong những nhân vật bán lịch sử và cao quý nhất tại Nhật Bản, được sinh ra trong một quả đào khổng lồ trôi theo dòng sông.
 
Tại Trung QuốcQ, quả đào được coi là được các vị tiên ăn do các tính chất huyền bí của nó đối với sự trường thọ dành cho những người ăn nó. [[Ngọc Hoàng]], vị thần cai quản [[thiên đình]], có vợ tên là [[Tây Vương Mẫu]]. Tây Vương Mẫu mời các vị tiên ăn những quả [[đào trường sinh]] và như thế đã đảm bảo cho sự tồn tại vĩnh cửu của họ. Các vị tiên được Tây Vương Mẫu thết đãi một bữa tiệc sang trọng tại ''hội bàn đào''. Các vị tiên phải chờ đợi 6.000 năm để có được bữa tiệc sang trọng này; cây đào tiên chỉ ra lá sau mỗi một nghìn năm và cần tới 3.000 năm để làm quả chín. Các bức tượng bằng ngà voi họa lại những người tham dự bữa tiệc của Tây Vương Mẫu thông thường có ba quả đào.
 
Quả đào đóng một vai trò quan trọng trong tín ngưỡng Trung Hoa và là biểu tượng của sự trường thọ. Một ví dụ liên quan đến quả đào là chuyện về [[Trương Đạo Lăng]] (张道陵), được nhiều người cho là người đã sáng lập ra [[Lão giáo]]. [[Trương Quả Lão]] (張果老), một trong số [[Bát Tiên]] của người Trung Quốc, thường được họa lại là mang theo quả đào trường sinh. Hoa đào cũng được đánh giá cao trong văn hóa Trung Hoa, tương tự như [[mai mơ|hoa mai]] (mơ).
Dòng 41:
Nếu như văn hóa Trung Quốc và Nhật Bản chú trọng chủ yếu vào ý nghĩa của quả đào thì văn hóa Việt Nam chú trọng chủ yếu vào ý nghĩa của hoa đào. Đối với văn hóa dân gian Việt Nam, hình ảnh hoa đào được gắn với những cô gái trẻ, mảnh mai, và yếu đuối, thể hiện qua thành ngữ "liễu yếu đào tơ" hoặc lời một bài hát chèo cổ "Đào liễu có một mình. Ấy kìa hai vai em còn gánh nặng mà để nhật trình đường xa."
 
Hình ảnh hoa đào còn gắn bó với tình yêu và duyên nợ của trai gái nông thôn, xuất hiện trong rất nhiều ca dao dân gian Việt Nam.Ne
 
m.
[[Tập tin:Quả đào Sa Pa.jpg|nhỏ|phải|Quả đào [[Sa Pa]]]]
{|valign="top"
Hàng 91 ⟶ 93:
|}
 
== Khác ==
* Hoa đào là loài hoa biểu tượng của bang [[Delaware]] và quả đào là quả biểu tượng của bang [[Nam Carolina]]. Bang [[Georgia]] còn gọi là ''Peach State'' (Bang của Đào).
* Mặc dù [[Cosmo Kramer]], một nhân vật trong ''Seinfeld'', ăn quả đào [[Mackinaw, Michigan|Mackinaw]], nhưng không có giống, thứ nào như thế tồn tại.