Khác biệt giữa bản sửa đổi của “George Harrison”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
n AlphamaEditor, General Fixes
Dòng 23:
Âm nhạc của Harrison sớm được ảnh hưởng từ các nghệ sĩ như [[Big Bill Broonzy]], [[George Formby]] và [[Django Reinhardt]]; sau này, những [[Chet Atkins]], [[Chuck Berry]] và [[Ry Cooder]] lại là những người gây ảnh hưởng tới anh. Năm 1965, chính anh là người dẫn dắt [[The Beatles]] bước theo những âm hưởng nhạc [[folk rock]] từ [[The Byrds]] và [[Bob Dylan]], rồi tiếp đó là âm nhạc Ấn Độ điển hình là tiếng đàn [[sitar]] trong ca khúc "[[Norwegian Wood (This Bird Has Flown)]]". Anh dần quan tâm tới [[Tổ chức Quốc tế Krishna|Hare Krishna]] và trở thành tín đồ của [[văn hóa Ấn Độ]] và [[huyền học]], từ đó giới thiệu với ban nhạc và dẫn tới hành trình khám phá âm nhạc phương Đông của nhóm qua các nhạc cụ Ấn Độ. Sau khi [[The Beatles tan rã|ban nhạc tan rã]] vào năm 1970, Harrison cho phát hành album ''[[All Things Must Pass]]'' với 2 đĩa đơn theo kèm. Năm 1971, anh tổ chức [[Concert for Bangladesh]] cùng [[Ravi Shankar]], tiền thân của các chương trình [[trình diễn từ thiện]] mà trong đó có cả [[Live Aid]]. Ngoài ra, Harrison cũng tham gia sản xuất âm nhạc và thậm chí cả làm phim. Anh từng lập ra nhãn đĩa [[Dark Horse Records]] vào năm 1974, và đồng sáng lập hãng [[HandMade Films]] vào năm 1978.
 
Sự nghiệp solo của Harrison được đánh dấu bởi rất nhiều đĩa đơn và album xuất sắc. Tới năm 1988, anh đồng sáng lập nên [[siêu ban nhạc]] [[Traveling Wilburys]]. Là một nghệ sĩ thu âm rất được ngưỡng mộ, Harrison thường được mời tới chơi guitar cùng nhiều nghệ sĩ như [[Badfinger]], [[Ronnie Wood]] hay [[Billy Preston]], cùng với đó là tham gia các dự án âm nhạc cùng [[Bob Dylan]], [[Eric Clapton]], [[Tom Petty]] và nhiều nghệ sĩ khác nữa. Tạp chí ''[[Rolling Stone]]'' từng xếp anh ở vị trí số 11 trong danh sách "[[100 tay guitar vĩ đại nhất (danh sách của Rolling Stone)|100 tay guitar vĩ đại nhất]]" vào năm 2011<ref>{{chú thích web|url=http://www.rollingstone.com/music/lists/100-greatest-guitarists-20111123/george-harrison-20111122|title=100 Greatest Guitarists of All Time - George Harrison|date=novemberngày 25, tháng 11 năm 2011|accessdate=augustngày 15, tháng 8 năm 2013}}</ref>. Năm 2015, Harrison được trao [[giải Grammy Thành tựu trọn đời]]<ref>{{chú thích web|url=http://www.grammy.org/recording-academy/press-release/the-bee-gees-pierre-boulez-buddy-guy-george-harrison-flaco-jimenez|title=About the Lifetime Achievement Award Honorees|publisher=Grammy.org|date=december 18th, 2014|accessdate=december 18th, 2014}}</ref>.
 
Harrison kết hôn lần đầu tiên với [[Pattie Boyd]], họ ly dị vào năm 1977. Đúng 1 năm sau, anh kết hôn với [[Olivia Harrison|Olivia Trinidad Arias]] và có người con trai duy nhất, [[Dhani Harrison|Dhani]]. Harrison qua đời vào năm 2001 ở tuổi 58 vì căn bệnh [[ung thư phổi]]. Anh được hỏa táng và tro được rải trên [[sông Hằng]] và [[Yamuna]] theo những [[Nữ thần sông Hằng|nghi lễ truyền thống]] của [[Ấn Độ giáo]]. Sau khi qua đời, tài sản của anh trong di chúc có trị giá tới tận 100 triệu £.
Dòng 34:
Harrison sống 6 năm đầu tiên của cuộc đời ở địa chỉ 12 Arnold Groove, Wavertree, Liverpool trong một căn nhà 2 tầng khuất sau một khúc cua hẹp{{sfn|Harrison|2002|pp=20–21}}. Căn nhà có khu công trình phụ ở ngoài và chỉ có một phòng duy nhất có lò sưởi than. Tới năm 1949, gia đình được cấp một căn nhà mới tại 25 Upton Green, Speke{{sfn|Miles|2001|p=7}}. Năm 1948, cậu bé Harrison 5 tuổi được đi học ở trường tiểu học Dovedale{{sfn|Inglis|2010|p=xiii}}. Cậu sau đó vượt qua kỳ thi 11-plus và được nhận ở trường nam sinh danh giá của thành phố và theo học ở đó từ năm 1954 tới năm 1959<ref>{{harvnb|Everett|2001|p=36}}: Harrison theo học tại trường nam sinh thành phố Liverpool từ năm 1954 tới năm 1959;{{harvnb|Greene|2006|p=7}}: Harrison vượt qua kì thi 11-plus và được nhận vào trường.</ref>.
 
Những ảnh hưởng về âm nhạc đầu tiên của Harrison được tới từ những nghệ sĩ như [[George Formby]], [[Cab Calloway]], [[Django Reinhardt]], [[Hoagy Carmichael]], và [[Big Bill Broonzy]]. Bước ngoặt xuất hiện vào năm 1956: một lần đạp xe về nhà, cậu có nghe thấy bài "[[Heartbreak Hotel]]" của [[Elvis Presley]] vang ra từ một căn nhà bên đường, và từ đó cậu dành mọi tâm trí cho nhạc [[rock 'n' roll]]<ref>{{chú thích web |url=http://www.theguardian.com/news/2001/nov/30/guardianobituaries1 |title=George Harrison, 1943–2001: Former Beatle George Harrison dies from cancer aged 58 |last=Laing |first=Dave |work=[[The Guardian]] |date=ngày 30 Novembertháng 11 năm 2001 |accessdate=ngày 25 Decembertháng 12 năm 2012}}; {{harvnb|Leng|2006|pp=302–304}}: những ảnh hưởng âm nhạc đầu tiên tới Harrison.</ref>. Cậu thường ngồi cuối lớp để có thể vẽ chiếc guitar vào cuốn vở rồi sau đó nói: ''"Tôi hoàn toàn bị mê hoặc bởi guitar."''{{sfn|Lange|2001|p=6}}
 
Biết được con trai sớm có mối quan tâm tới guitar, năm 1956, cha của George dành tặng con trai một chiếc acoustic Dutch Egmond<ref>{{harvnb|Babiuk|2002|p=17}}: Dutch Egmond; {{harvnb|Boyd|2007|p=82}}: Cha của George thực sự hiểu mối quan tâm của cậu tới việc kiếm sống bằng sự nghiệp âm nhạc.</ref>. Một người bạn của cha cậu đã tới dạy cho Harrison chơi những bài đầu tiên như "Whispering", "Sweet Sue", và "Dinah". Ảnh hưởng bởi [[Lonnie Donegan]], cậu lập ban nhạc nhỏ đầu tiên có tên Rebels với cậu, anh trai Peter và người bạn thân Arthur Kelly<ref>{{harvnb|Babiuk|2002|p=17}}; {{harvnb|Everett|2001|p=36}}: Một người bạn của cha cậu đã chỉ dẫn cậu những nốt nhạc đầu tiên; {{harvnb|Spitz|2005|p=120}}; {{chú thích báo |url=http://www.timesonline.co.uk/tol/comment/obituaries/article2106466.ece |title=Lives in Brief: Peter Harrison |date=ngày 20 Julytháng 7 năm 2007 |work=[[The Times]] |accessdate=ngày 22 Julytháng 7 năm 2007 |first=Sadie |last=Gray}} {{subscription required}}</ref>. Trong một lần đi xe bus tới trường, Harrison đã gặp [[Paul McCartney]] – thành viên mới của nhóm [[The Quarrymen]] của [[John Lennon]] – và cả 2 bắt đầu chia sẻ với nhau tình yêu về âm nhạc của mình<ref>{{harvnb|Inglis|2010|pp=xiii–xiv}}; {{harvnb|Miles|2001|p=13}}.</ref>.
 
== 1958–70: The Beatles ==
Dòng 43:
Tháng 3 năm 1958, Harrison có tới gặp [[The Quarrymen]] tại quán Morgue Skiffle Club của [[Rory Storm]] để chơi thử bài "Guitar Boogie Shuffle", song Lennon cho rằng cậu nhóc 14 tuổi là quá nhỏ để có thể gia nhập nhóm{{sfn|Spitz|2005|pp=125–126}}. Tới lần gặp thứ 2 được bố trí bởi McCartney, cậu quyết định chơi lead cho bài "Raunchy" trên tầng nóc của chiếc xe bus<ref>{{harvnb|Miles|1997|p=47}}; {{harvnb|Spitz|2005|p=127}}.</ref>. Dần dà cậu kết thân với nhóm và chiếm vị trí chơi guitar ngày một quan trọng hơn{{sfn|Davies|2009|pp=44–45}}, và khi Harrison 15 tuổi, ban nhạc đã tiếp nhận cậu{{sfn|Lewisohn|1992|p=13}}. Cho dù người cha tha thiết con trai tiếp tục con đường học hành, cậu cuối cùng đã xin nghỉ vào năm 16 tuổi sau một thời gian đi thực tập sửa điện tại cửa hiệu tạp hóa Blacklers<ref>{{harvnb|Boyd|2007|p=82}}: (nguồn phụ); {{harvnb|Davies|2009|p=55}}: (nguồn phụ); {{harvnb|Harrison|2002|p=29}}: (nguồn chính).</ref>.
 
Năm 1960, [[Allan Williams]] sắp xếp cho nhóm – lúc đó đã trở thành [[The Beatles]] – đi trình diễn tại hộp đêm Kaiserkeller của Bruno Koschmider ở [[Hamburg]]{{sfn|Miles|1997|pp=57–58}}. Những bài học về âm nhạc của Harrison có được chính từ những buổi diễn dài hơi cùng The Beatles, ngoài ra còn qua [[Tony Sheridan]] khi họ thường chơi nền phía sau; và đó chính là nguồn gốc của các chơi đàn đặc trưng và tính cách ít nói của anh, khiến anh có biệt danh "Beatle trầm lặng"<ref>{{harvnb|Leng|2006|pp=2–6}}; {{chú thích báo |url=http://news.bbc.co.uk/2/hi/entertainment/1432634.stm |title=George Harrison: The quiet Beatle |publisher=BBC News |accessdate=ngày 1 Januarytháng 1 năm 2013 |date=ngày 30 Novembertháng 11 năm 2001}}.</ref>. Chuyến đi đầu tiên của ban nhạc ở Hamburg phải kết thúc sớm hơn dự tính khi Harrison bị trục xuất do còn quá nhỏ tuổi để được xuất hiện tại các hộp đêm{{sfn|Miles|2001|p=27}}. Khi [[Brian Epstein]] tiếp quản nhóm vào tháng 12 năm 1961, ông liền tiến hành quảng bá ban nhạc và cuối cùng tìm được cho họ hợp đồng thu âm với hãng [[EMI]]<ref>{{harvnb|Babiuk|2002|p=59}}; {{harvnb|Miles|1997|pp=84–88}}.</ref>. Đĩa đơn đầu tay của nhóm "[[Love Me Do]]" chỉ có được vị trí thứ 7 tại ''Record Retailer'', song khi album đầu tay của họ ''[[Please Please Me]]'' được phát hành vào đầu năm 1963, thời kỳ [[Beatlemania]] chính thức bắt đầu<ref>{{harvnb|Greene|2006|p=34}}; {{harvnb|Lewisohn|1992|pp=59–60}}.</ref>. Trong album thứ 2 của nhóm ''[[With the Beatles]]'' (1963), Harrison đã có sáng tác tự viết đầu tiên với ca khúc "[[Don't Bother Me]]"{{sfn|Everett|2001|p=193}}.
 
Với ''[[Rubber Soul]]'' (1965), Harrison đã mang âm hưởng của [[folk rock]] từ [[The Byrds]] và [[Bob Dylan]] vào các sáng tác của The Beatles, đặc biệt là việc anh sử dụng nhạc cụ Ấn Độ là chiếc [[sitar]] trong ca khúc "[[Norwegian Wood (This Bird Has Flown)]]"<ref>{{harvnb|Unterberger|2002|pp=180–181}}; {{harvnb|Leng|2006|p=19}}; {{harvnb|Everett|2001|pp=313–315}}.</ref>{{#tag:ref|Trong ''Rubber Soul'', Harrison còn sáng tác 2 ca khúc là "[[If I Needed Someone]]" và "[[Think for Yourself]]"{{sfn|Womack|2007|pp=124–125}}.|group="gc"}}. Sau này, anh có nói ''Rubber Soul'' là "album [của The Beatles] mà tôi yêu thích nhất"{{sfn|The Beatles|2000|p=194}}. Album tiếp theo của họ, ''[[Revolver]]'' (1966), có tận 3 sáng tác của anh là "[[Taxman]]", "[[Love You To]]" và "[[I Want to Tell You]]"<ref>{{harvnb|Leng|2006|p=19}}; {{harvnb|Schaffner|1980|pp=75–78}}.</ref>. Việc chơi chiếc [[tanpura]] trong ca khúc "[[Tomorrow Never Knows]]" của Lennon là một minh chứng cho sự tìm tòi các nhạc cụ phương Đông của ban nhạc{{sfn|Everett|1999|pp=35–36}}. Chiếc [[tabla]] mà The Beatles sử dụng trong "Love You To" có lẽ chính là chiếc chìa khóa đầu tiên giúp họ khai phá âm nhạc Ấn Độ{{sfn|Everett|1999|pp=40–42}}. Theo nhà nghiên cứu âm nhạc David Reck, bài hát đó đã tiên phong trong âm nhạc quần chúng một thứ hình mẫu kinh điển của âm nhạc châu Á được trình bày bởi các nghệ sĩ phương Đông một cách đầy tôn trọng và không một chút châm biếm<ref>{{harvnb|Leng|2006|p=22}}: (nguồn phụ); {{chú thích tạp chí |last=Reck |first=D. B. |title=Beatles Orientalis: Influences from Asia in a Popular Song Form|work=Asian Music |volume=XVI |year=1985 |pages=83–150}}: (nguồn chính).</ref>. Harrison cũng là người đi đầu trong việc mang những nhạc cụ không-phương-Tây khác tới ban nhạc, điển hình là chiếc [[swarmandal]] trong "[[Strawberry Fields Forever]]"{{sfn|Winn|2009|p=74}}.
Dòng 65:
=== ''All Things Must Pass'' ===
{{chính|All Things Must Pass}}
Sau nhiều năm bị giới hạn lượng ca khúc đóng góp cho các album của The Beatles, Harrison quyết định cho phát hành album solo ''[[All Things Must Pass]]'' ngay năm 1970. Đây là một đa album{{sfn|Schaffner|1980|p=155}}, trong đó có 1 album-kép của Harrison, còn album thứ 3 là tập hợp các bản thu ngẫu hứng của anh cùng những người bạn{{sfn|Howard|2004|pp=36–37}}{{sfn|Bogdanov|Woodstra|Erlewine|2002|p=508}}{{#tag:ref|Album thứ 3 trong ''All Things Must Pass'' là một album [[jam]], có nghĩa là album chơi ngẫu hứng lại các bản thu không theo bất cứ một nguyên tắc về nhịp điệu, nhạc cụ hay tiết tấu nào. Thông thường, quá trình thu âm jam là quá trình giúp các nghệ sĩ thử nghiệm các nhạc cụ cũng như các thiết bị âm thanh. Đôi lúc cũng qua jam mà họ phát hiện ra các phần bè và hòa âm mới.|group="gc"}}. Được coi là sản phẩm solo xuất sắc nhất của Harrison, album này dễ dàng chiếm được vị trí quán quân ở cả 2 bên bờ Đại Tây Dương{{sfn|Bogdanov|Woodstra|Erlewine|2002|p=181}}{{sfn|Inglis|2010|pp=xv, 23}}{{#tag:ref|Cho tới tận tháng 7 năm 2006, ''All Things Must Pass'' mới được công nhận là album số 1 tại Anh trong giai đoạn 1970-1971. Do có nhiều ấn bản đã bán không được thống kê, album gốc chỉ có được vị trí cao nhất là thứ 4 tại đây.<ref>{{chú thích web | url = http://www.liverpoolecho.co.uk/whats-on/music/number-one-harrison-last-3516990 | title = icLiverpool – Number one for Harrison at last|publisher=icliverpool.icnetwork.co.uk|accessdate=ngày 1 tháng 1 Januarynăm 2013}}</ref>.|group="gc"}}. Bản LP này bao gồm ca khúc nổi tiếng "My Sweet Lord", cùng với đó là đĩa đơn "[[What Is Life]]"{{sfn|Roberts|2005|p=227}}. [[Phil Spector]] là nhà sản xuất album theo kỹ thuật "[[Wall of Sound]]" của riêng ông. Danh sách các nghệ sĩ tham gia có Starr, Clapton, [[Gary Wright]], Preston, [[Klaus Voormann]], toàn bộ nhóm Delaney and Bonnie's Friends cùng với ban nhạc [[Badfinger]]{{sfn|Howard|2004|pp=36–37}}{{sfn|Leng|2006|p=78}}{{#tag:ref|Ở đầu buổi thu, Clapton, Whitlock, Gordon và [[Carl Radle]] tham gia đóng góp một vài bản thu nhỏ dưới tên [[Derek and the Dominos]]{{sfn|Leng|2006|p=101}}.|group="gc"}}. Cây viết Ben Gerson của tờ ''[[Rolling Stone]]'' miêu tả ''All Things Must Pass'' là ''"một sản phẩm kinh điển của Spector, [[Richard Wagner|Wagner]] và [[Anton Bruckner|Bruckner]]; một thứ âm nhạc của những ngọn núi hùng vĩ nhất và của những chân trời rộng lớn nhất."''<ref name="Gerson">{{chú thích web|url= http://www.rollingstone.com/music/albumreviews/all-things-must-pass-19710121 |title=George Harrison – All Things Must Pass|last=Gerson|first=Ben|date=ngày 21 Januarytháng 1 năm 1971|accessdate=ngày 25 Apriltháng 4 năm 2013}}</ref> Nhà nghiên cứu âm nhạc Ian Inglis cho rằng phần lời của [[All Things Must Pass (bài hát)|ca khúc nhan đề]] là ''"một sự công nhận tính vô thường trong cuộc sống con người... một kết luận đơn giản và sâu sắc"'' về ban nhạc cũ của Harrison{{sfn|Inglis|2010|p=30}}. Năm 1971, Bright Tunes kiện Harrison việc ca khúc này [[vi phạm bản quyền]] do nó có giai điệu gần giống với bản hit năm 1963 "[[He's So Fine]]" của ban nhạc [[The Chiffons]]{{sfn|Doggett|2009|pp=147–148}}. Dù kiên quyết phủ nhận mình ăn cắp ý tưởng, song Harrison cuối cùng vẫn thua kiện vào năm 1976 khi tòa án tuyên bố rằng anh thực tế đã đạo nhạc một cách vô thức{{sfn|Doggett|2009|pp=251–252}}.
 
Năm 2000, khi Apple Records cho ra mắt ấn bản kỷ niệm 30 năm ngày phát hành album, Harrison vẫn tham gia tích cực vào hoạt động quảng bá khi anh trả lời phỏng vấn và nói: ''"Nó khiến tôi cảm thấy như mình vẫn sống cùng The Beatles. Nó ra đời chỉ ngay sau khi tôi rời nhóm và bắt đầu sự nghiệp riêng... Đó thực sự là một sự kiện hạnh phúc."''{{sfn|Harry|2003|p=16}} Anh cũng bình luận về quá trình sản xuất: ''"Vào thời đó, những nốt nhấn được sử dụng nhiều hơn so với cách tôi thường dùng hiện tại. Nói thực ra là tôi không thường dùng nốt nhấn lắm. Tôi không thích nó... Thực sự là rất khó để có thể quay ngược về hoàn cảnh của 30 năm trước để rồi giải thích bạn muốn gì vào lúc này."'{{sfn|Harry|2003|pp=12–13}}
Dòng 71:
=== Concert for Bangladesh ===
{{chính|Concert for Bangladesh}}
Theo lời đề nghị của [[Ravi Shankar]], Harrison tổ chức một buổi hòa nhạc từ thiện, [[Concert for Bangladesh]], vào ngày [[1 tháng 8]] năm [[1971]] tại [[Madison Square Garden]] ở New York với sự chứng kiến của khoảng 40.000 khán giả<ref name="ConcertforBangladesh">{{chú thích web|url=http://www.concertforbangladesh.com/|title=Concert for Bangladesh|publisher=Concertforbangladesh|accessdate=ngày 1 tháng 1 Januarynăm 2013}}</ref>. Số tiền mà hoạt động này thu về được sử dụng với mục đích hỗ trợ và chăm sóc những người tị nạn vì cuộc chiến tranh giành độc lập ở Bangladesh{{sfn|Harry|2003|pp=132–136}}. Shankar là người mở màn buổi diễn, tiếp theo đó là những nghệ sĩ khác như Dylan, Clapton, [[Leon Russell]], Badfinger, Preston và Starr{{sfn|Harry|2003|pp=132–136}}.
 
Ấn bản đa album, ''[[Concert for Bangladesh (album)|Concert for Bangladesh]]'', được [[Apple Corps]] phát hành cùng năm, rồi sau đó là [[Concert for Bangladesh (phim)|bộ phim]] được ra mắt vào năm 1972. Nhưng những vấn đề về thuế và những chi tiêu bất cập sau đó đã gây ra nhiều vướng mắc trong việc phát hành. Harrison bình luận: ''"Buổi diễn về cơ bản đã thu hút rất nhiều người quan tâm tới vấn đề này... Số tiền mà chúng tôi quyên góp được chỉ là thứ yếu, để rồi chúng tôi lại dính phải vài rắc rối... nhưng nó vẫn còn rất nhiều... cho dù một phần không nhỏ đã bị đổ xuống sông xuống bể. Điều quan trọng nhất chính là việc chúng tôi đã nói lên được điều mình muốn và góp phần giúp cuộc chiến kết thúc."''<ref>{{harvnb|Doggett|2009|pp=181–206}}; {{harvnb|Harry|2003|pp=132–138}}; {{harvnb|Harry|2003|p=135}}: "Buổi diễn về cơ bản đã thu hút rất nhiều người quan tâm tới vấn đề này".</ref> Buổi diễn này được công nhận như là sự kiện khai sinh ra hành loạt các chương trình từ thiện sau này, trong đó có cả [[Live Aid]]{{sfn|Harry|2003|p=135}}{{#tag:ref|Tháng 11 năm 1971, Harrison xuất hiện trên chưong trình ''[[The Dick Cavett Show]]'', trình diễn ca khúc "Two-Faced Man" cùng [[Gary Wright]]{{sfn|Harry|2003|p=72}}.|group="gc"}}.
Dòng 86:
''[[Thirty Three & 1/3]]'' (1976) là album đầu tiên của Harrison được phát hành bởi hãng đĩa mới – [[Dark Horse Records]], trong đó 2 đĩa đơn thành công của anh là "[[This Song]]" và "[[Crackerbox Palace]]" đều nằm trong top 25 tại Mỹ{{sfn|Leng|2006|p=187}}{{#tag:ref|Được ra mắt cùng năm, ''[[The Best of George Harrison]]'' (1976) bao gồm nhiều sáng tác của anh cho The Beatles cùng vài sản phẩm solo{{sfn|Harry|2003|pp=28–29}}. Sau khi Harrison chia tay với Apple, Capitol đã có được giấy phép để phát hành các sản phẩm thời Beatles và hậu-Beatles của anh trong cùng 1 ấn bản{{sfn|Schaffner|1978|p=188}}.|group="gc"}}. Diễn viên [[Eric Idle]] từ nhóm [[Monty Python]] đã đạo diễn video cho ca khúc "Crackerbox Palace" và tạo nên một ấn bản hài hước cho ca khúc này{{sfn|Schaffner|1978|p=192}}. Với nhiều cải tiến về giai điệu cũng như việc sử dụng nhạc cụ, cùng với đó đề cập tới nhiều chủ đề hơn là những thông điệp tôn giáo như trước kia, ''Thirty Three & 1/3'' trở thành album nhận được nhiều phản hồi tích cực nhất của Harrison ở Mỹ kể từ ''All Things Must Pass''{{sfn|Schaffner|1978|p=192}}{{#tag:ref|[[Tom Scott (nhạc sĩ)|Tom Scott]] là người sản xuất ca khúc "Thirty Three & 1/3"{{sfn|Leng|2006|p=187}}. Tháng 11 năm 1976, Harrison thậm chí còn được xuất hiện trên chương trình ''[[Saturday Night Live]]'' cùng [[Paul Simon]].{{sfn|Glazer|1977|p=41}}|group="gc"}}
 
Năm 1979, sau khi con trai [[Dhani Harrison|Dhani]] ra đời, anh cho phát hành album ''[[George Harrison (album)|George Harrison]]''. Cả album lẫn đĩa đơn "[[Blow Away]]" đều có mặt trong top 20 của ''Billboard''<ref>{{chú thích web|url=http://www.allmusic.com/album/george-harrison-mw0000674876/awards|title=George Harrison – George Harrison|accessdate=ngày 31 Decembertháng 12 năm 2012|publisher=AllMusic}}</ref>. Album này cũng đánh dấu sự rút lui dần của Harrison khỏi đời sống âm nhạc, mặt khác là sự phát triển của những ý tưởng mà anh từng thành công với ''All Things Must Pass''. Năm 1978, cái chết của người cha vào tháng 5 và sự ra đời của con trai đầu lòng vào tháng 8 đã ảnh hưởng mạnh mẽ tới quyết định của Harrison dành nhiều thời gian hơn cho gia đình{{sfn|Leng|2006|p=210}}. Leng miêu tả album này ''"rất giàu giai điệu và tươi mát... thanh bình... album của một người đàn ông đã sống với giấc mơ rock 'n' roll 2 lần và giờ đang ở bên gia đình cùng những điều hạnh phúc nhất."''{{sfn|Leng|2006|p=210}}
 
=== Từ ''Somewhere in England'' tới ''Cloud Nine'' ===
Dòng 96:
Trong quãng thời gian đó, Harrison tham gia rất nhiều buổi diễn trong vai trò khách mời, chẳng hạn như chương trình tưởng nhớ [[Carl Perkins]] vào năm 1985 có tên ''[[Blue Suede Shoes: A Rockabilly Session]]''{{sfn|Doggett|2009|p=287}}{{#tag:ref|Harrison đóng góp 3 ca khúc là "[[That's Alright Mama]]", "[[Glad All Over]]" và "[[Blue Suede Shoes]]"{{sfn|Badman|2001|pp=259–260}}.|group="gc"}}. Năm 1986, anh bất ngờ xuất hiện ở phần cuối buổi hòa nhạc từ thiện Heart Beat 86 nhằm quyên góp tiền cho Bệnh viện nhi Birmingham. Đúng 1 năm sau, anh trình diễn 2 ca khúc "While My Guitar Gently Weeps" và "Here Comes the Sun" trong buổi diễn từ thiện của The Prince's Trust{{#tag:ref|The Prince's Trust là tổ chức từ thiện được thành lập vào năm 1976 bởi [[Charles, Thân vương xứ Wales]] nhằm giúp đỡ và ủng hộ thanh niên. Hàng năm, tổ chức này thu hút được tới 40.000 thanh niên tham gia các hoạt động của mình.|group="gc"}} tại Nhà hát Wembley ở thành phố London{{sfn|Huntley|2006|pp=202–203}}. Tháng 2 năm 1987, Harrison tham gia cùng Dylan, [[John Fogerty]] và Jesse Ed Davi biểu diễn trực tiếp suốt 2 giờ với nghệ sĩ nhạc blues [[Taj Mahan (nhạc sĩ)|Taj Mahan]]. Anh nhớ lại: ''"Bob gọi cho tôi rồi hỏi rằng liệu tôi có thích ra ngoài buổi tối và gặp Taj Mahan... Và thế là chúng tôi tới đó, được tặng vài cốc bia Mexico – rồi lại được thêm vài cốc nữa... Rồi Bob nói: ''"Này, tại sao chúng ta không thử trong khi cậu có thể hát?"'' Nhưng cứ mỗi khi tôi tới gần chiếc mic, Bob lại tiến tới và bắt đầu hát. Thứ đó nghe mới kinh làm sao, như kiểu muốn quẳng tôi ra xa vậy."''{{sfn|Harry|2003|p=92}}
 
Tháng 11 năm 1987, Harrison cho phát hành album bạch kim ''[[Cloud Nine (album của George Harrison)|Cloud Nine]]''{{sfn|Leng|2006|pp=251–253}}<ref>{{chú thích web|url=http://www.riaa.com/goldandplatinumdata.php?artist=%22Cloud+Nine%22|title=RIAA – Gold & Platinum Searchable Database|accessdate=ngày 31 Decembertháng 12 năm 2012|publisher=[[Recording Industry Association of America]] (RIAA)}}</ref>. Đồng sản xuất cùng [[Jeff Lynne]] từ [[Electric Light Orchestra]], album này bao gồm một ca khúc của James Ray có tên "[[Got My Mind Set on You]]", đạt vị trí quán quân tại Mỹ và số 2 tại Anh<ref name="Cloud9Awards">{{chú thích web|url=http://www.allmusic.com/album/cloud-nine-mw0000193612/awards|title=Cloud Nine – George Harrison: Awards|publisher=AllMusic|accessdate=ngày 1 Januarytháng 1 năm 2013}}</ref><ref name="UKSingles" />. Ấn bản video theo kèm của ca khúc có được lượng phát sóng rất đáng kể<ref>{{chú thích web|url=http://www.allmusic.com/song/got-my-mind-set-on-you-mt0011895188|title=Got My Mind Set On You|last=Planer|first=Lindsay|accessdate=junengày 4, tháng 6 năm 2014|publisher=AllMusic}}</ref>, trong khi đĩa đơn còn lại là "[[When We Was Fab]]" nói về quãng thời gian cùng The Beatles thì được 2 đề cử tại [[Giải Video âm nhạc của MTV]] năm 1988<ref>{{chú thích web|url=http://articles.latimes.com/1988-07-14/entertainment/ca-8830_1_mtv-music-video-awards-nominations|title=Pop/rock|last=Voland|first=John|date=ngày 14 Julytháng 7 năm 1988|work=Los Angeles Times|accessdate=ngày 2 Januarytháng 1 năm 2013}}</ref>. Được thu tại nhà riêng ở Friar Park, phần chơi guitar của Harrison được hỗ trợ bởi rất nhiều nghệ sĩ xuất chúng, bao gồm những người bạn lâu năm như Clapton, Keltner, và Jim Horn – người miêu tả về thái độ thoải mái và thân thiện của Harrison suốt quãng thời gian ghi âm: ''"George làm cho tôi thấy như ở nhà, dù rằng đang ở nhà anh ấy... Có lần anh ấy cùng tôi ngồi trong toilet để thử chơi chiếc soprano saxophone của tôi, rồi họ thu âm nó với một thứ âm thanh vang tới tận cuối hành lang. Tôi cứ nghĩ họ đang đùa... Có lần, anh ta bắt tôi phải dừng đoạn chơi saxophone solo vì anh ấy muốn mang cho tôi một tách trà lúc 3 giờ chiều, thêm một lần nữa. Tôi lại nghĩ rằng anh ấy đang đùa."''{{sfn|Leng|2006|pp=246–247}} ''Cloud Nine'' lần lượt có được vị trí số 8 và số 10 tại Mỹ và Anh, cùng lúc rất nhiều ca khúc trong album này được có mặt trong bảng xếp hạng của ''Billboard'', có thể kể tới "Devil's Radio", "[[This Is Love (bài hát của George Harrison)|This Is Love]]" và "Cloud 9"<ref name="Cloud9Awards"/>.
 
== 1988–2001: Chương cuối ==
Dòng 103:
Năm 1988, Harrison lập nên [[siêu ban nhạc]] Traveling Wilburys cùng Jeff Lynne, [[Roy Orbison]], Bob Dylan và [[Tom Petty]]. Ban nhạc được thành lập tại garage nhà Dylan để cùng thu âm đĩa đơn cho Harrison<ref>{{harvnb|Doggett|2009|pp=294–295}}; {{harvnb|Williams|2004|pp=129–138}}.</ref>. Hãng thu âm của Harrison quyết định rằng ca khúc "[[Handle with Care]]" là quá tốt để làm mặt B và đề nghị cả nhóm thực hiện một album hoàn chỉnh. Bản LP có tên ''[[Traveling Wilburys Vol. 1]]'' được phát hành vào tháng 10 năm 1988 và được ghi dưới tên những người anh em trong một gia đình – con trai của một nhân vật tưởng tượng có tên Charles Truscott Wilbury, Sr.<ref>{{harvnb|Greene|2006|p=240}}; {{harvnb|Tillery|2011|p=133}}.</ref> Harrison chọn cái tên "Nelson Wilbury" trong album này, về sau trong album thứ 2, anh sử dụng tên "Spike Wilbury"{{sfn|Leng|2006|p=267}}.
 
Sau khi Orbison đột ngột qua đời vào tháng 12 năm 1988, nhóm vẫn tiếp tục thu âm với 4 thành viên{{#tag:ref|Tay trống [[Jim Keltner]] là thành viên của nhóm song được coi là không thường trực<ref name=ostin>{{cite album-notes| title= The Traveling Wilburys Collection| albumlink= The Traveling Wilburys Collection| bandname= Traveling Wilburys| year= 2007|url=http://www.travelingwilburys.com/| notestitle= The True History of the Traveling Wilburys| first= Mo| last= Ostin| authorlink= Mo Ostin| page= 2| format= CD booklet| publisher= Wilbury Records| mbid= 38ee49f1-5b8e-45d4-87f7-051ea96dccba}}</ref>.|group="gc"}}. Album thứ 2 của họ được phát hành vào tháng 10 năm 1990 lại được mang tên là ''[[Traveling Wilburys Vol. 3]]''. Theo Lynne, ''"Đó là ý tưởng của Harrison. Anh ấy bảo: ''"Hãy để cho mấy gã khờ trở nên rối loạn một chút."''"''<ref>{{chú thích web|url=http://usatoday30.usatoday.com/life/music/news/2007-06-10-traveling-wilburys_N.htm|last=Hurwitz|first=Matt|title=Wilburys set to travel again|work=[[USA Today]]|date=ngày 11 Junetháng 6 năm 2007|accessdate=ngày 2 Januarytháng 1 năm 2013}}</ref>. Album đạt vị trí số 14 tại Anh, giành được chứng chỉ bạch kim và chứng nhận bán được hơn 3 triệu bản<ref>{{chú thích web|url=http://www.riaa.com/goldandplatinumdata.php?artist=%22Traveling+Wilburys%22|title=RIAA – Gold & Platinum Searchable Database|accessdate=ngày 1 tháng 1 Januarynăm 2013|publisher=Recording Industry Association of America (RIAA)}}</ref>. Tuy nhiên, siêu ban nhạc này chưa bao giờ đi trình diễn trực tiếp, và họ cũng tan rã sau khi phát hành album thứ 2<ref>{{harvnb|Doggett|2009|p=295}}: The Wilburys chưa bao giờ trình diễn trực tiếp; {{harvnb|Harry|2003|p=381}}: The Wilburys không thu âm cùng nhau kể từ sau khi phát hành album thứ hai.</ref>.
 
Năm 1989, Harrison và Starr đều xuất hiện trong video ca khúc "[[I Won't Back Down]]" của Petty{{sfn|Harry|2003|p=98}}. Starr được quay chơi trống, song lại không phải là người chơi trống trong ca khúc. Harrison chơi acoustic guitar và hát nền<ref>{{chú thích web|url=http://www.allmusic.com/song/i-wont-back-down-mt0026833946|title=I Won't Back Down – Tom Petty|last=Greenwald|first=Matthew|publisher=AllMusic|accessdate=ngày 28 Decembertháng 12 năm 2012}}</ref>{{#tag:ref|Tháng 10 năm 1989, Harrison cho phát hành ''[[Best of Dark Horse 1976–1989]]'' – album tuyển tập các ca khúc xuất sắc nhất sự nghiệp solo của anh. Tuy nhiên, album vẫn bao gồm 3 ca khúc mới là "Poor Little Girl", "Cockamamie Business" và "Cheer Down"{{sfn|Harry|2003|pp=28, 98–99}}.|group="gc"}}. Tháng 11 năm 1991, anh tham gia tour diễn tại Nhật Bản của Clapton{{sfn|Harry|2003|pp=374–375}}. Đó là tour diễn đầu tiên và cũng là cuối cùng của Harrison kể từ năm 1974{{sfn|Harry|2003|pp=374–378}}{{#tag:ref|Dark Horse Records đã cho quay và thu lại tour diễn này để phát hành album ''[[Live in Japan (album của George Harrison)|Live in Japan]]'' vào năm 1992{{sfn|Harry|2003|pp=250–252}}|group="gc"}}. Ngày 6 tháng 4 năm 1992, anh trình diễn trong buổi hòa nhạc của Đảng Xanh{{#tag:ref|Natural Law Party (NLP) là một đảng đa quốc gia được thành lập vào năm 1992 theo "những tiêu chí của [[Thiền siêu việt]]"<ref name="Cowan/Bromley">{{Citation | last1 = Cowan | first1 = Douglas E | last2 = Bromley | first2 = David G | year = 2008 | publisher = Blackwell | title = Cults and New Religions: A Brief History | page = 48}}.</ref>, của các nguyên tắc tự nhiên và yêu cầu chúng được áp dụng với mọi hình thức chính phủ<ref name = "Nemeth">{{citation | last = Nemeth | first = Stephen | year = 2002 | title = Encyclopedia of American Political Parties and Elections | page = 241}}.</ref>. Chính đảng này tồn tại ở 74 quốc gia, thậm chí ở cả Ấn Độ và Mỹ.|group="gc"}} tại [[Royal Albert Hall]] – buổi diễn đầu tiên của anh tại London sau lần trình diễn cuối cùng cùng The Beatles tại tầng mái vào năm 1969<ref>{{chú thích báo|url=http://www.independent.co.uk/news/obituaries/george-harrison-729550.html|archiveurl=http://web.archive.org/web/20081205113653/http://www.independent.co.uk/news/obituaries/george-harrison-729550.html|archivedate=ngày 5 Decembertháng 12 năm 2008|title=George Harrison|work=[[The Independent]]|last=Welch|first=Chris|date=ngày 1 Decembertháng 12 năm 2001|accessdate=ngày 29 Decembertháng 12 năm 2012}}</ref>. Tháng 10 cùng năm, anh tham gia chương trình tôn vinh Bob Dylan tại [[Madison Square Garden]] ở New York cùng Dylan, Clapton, McGuinn, Petty và [[Neil Young]]<ref>{{harvnb|Harry|2003|p=150}}; {{harvnb|Leng|2006|pp=273–274}}.</ref>.
 
=== The Beatles Anthology ===
Dòng 111:
Năm 1994, Harrison hợp tác cùng 2 thành viên Beatles còn sống và nhà sản xuất của Traveling Wilburys – Jeff Lynne – thực hiện dự án ''The Beatles Anthology''. Dự án bao gồm vài ca khúc dang dở được thâu băng bởi Lennon, cùng với đó là những đoạn dài phỏng vấn về sự nghiệp của ban nhạc{{sfn|Everett|1999|p=286}}. "[[Free as a Bird]]" được phát hành vào tháng 12 năm 1995 là đĩa đơn đầu tiên của The Beatles kể từ năm 1970<ref>{{harvnb|Harry|2000|p=428}}; {{harvnb|Everett|1999|pp=287–292}}.</ref>. Tới tháng 3 năm 1996, họ cho phát hành đĩa đơn thứ 2, "[[Real Love (bài hát của The Beatles)|Real Love]]". Harrison từ chối tham gia việc thu âm ca khúc thứ 3<ref>{{harvnb|Doggett|2009|p=319}}: Harrison từ chối tham gia thu âm ca khúc thứ ba; {{harvnb|Roberts|2005|p=54}} chú thích cho ngày phát hành của "Real Love".</ref>. Sau này anh bình luận về dự án: ''"Tôi hi vọng có ai đó sẽ nghiên cứu mấy bản demo vứt đi của tôi sau khi tôi chết để biến chúng thành các bản hit."''{{sfn|Huntley|2006|p=259}}
 
Sau dự án ''Anthology'', Harrison hợp tác với Shankar trong ''Chants of India''. Lần cuối cùng anh lên truyền hình là khi xuất hiện trên kênh [[VH1]] vào tháng 5 năm 1997 để quảng bá cho album này{{sfn|Badman|2001|p=568}}. Không lâu sau, anh được phát hiện căn bệnh [[ung thư phổi]] và bắt đầu được [[hóa trị]], vốn lúc đó được cho là hiệu quả<ref name=NYTimes1299>{{chú thích báo|url=http://www.nytimes.com/1999/12/31/world/george-harrison-stabbed-in-chest-by-an-intruder.html?pagewanted=all|title=George Harrison Stabbed in Chest by an Intruder|date=ngày 31 Decembertháng 12 năm 1999|newspaper=The New York Times|first=Sarah| last=Lyall|accessdate=ngày 22 Februarytháng 2 năm 2010}}</ref>. Tháng 1 năm 1998, Harrison tới dự lễ tang của Perkins ở [[Jackson, Tennessee]], trình bày ca khúc nổi tiếng "Your True Love"{{sfn|Badman|2001|p=586}}. Tới tháng 6, anh tham gia buổi lễ khánh thành khu tưởng niệm [[Linda McCartney]], rồi chơi guitar trong 2 ca khúc của album ''[[Vertical Man]]'' của Starr<ref>{{chú thích web|url=http://www.georgeharrison.com/#/features/day|title=George Harrison: On This Day|publisher=georgeharrison.com|accessdate=ngày 31 Decembertháng 12 năm 2012}}</ref>.
 
=== Vụ ám sát hụt ===
Ngày [[30 tháng 12]] năm [[1999]], một kẻ tâm thần 36 tuổi có tên Michael Abram đã đột nhập vào nhà riêng của Harrison ở Friar Park và tấn công anh bằng một chiếc dao làm bếp, làm anh bị thủng phổi và chấn thương mạnh ở đầu trước khi Olivia Harrison kịp tiếp cận kẻ sát nhân và đánh lại hắn bằng một que cởi và chiếc đèn đốt<ref name=NYTimes1299 />{{sfn|Idle|2005|pp=277–278}}. Ngay sau khi bị tấn công, Harrison được đi cấp cứu tại bệnh viện với hơn 40 vết thương trên người. Anh sớm tỉnh táo sau khi gặp lại kẻ hành hung: ''"[Anh ta] không phải là một kẻ cướp, chắc chắn chỉ vì anh ta chưa từng nghe Traveling Wilburys."''{{sfn|Doggett|2009|p=328}}{{#tag:ref|Abram, kẻ cho rằng anh thuộc về Harrison và khai rằng được Chúa giao nhiệm vụ phải giết anh<ref>{{chú thích báo|url=http://news.bbc.co.uk/2/hi/uk_news/1024930.stm|title=Beatle's attacker says sorry|date=ngày 16 Novembertháng 11 năm 2000|accessdate=ngày 31 Decembertháng 12 năm 2012|publisher=BBC News}}</ref><ref>{{chú thích web|url=http://www.theguardian.com/uk/2000/nov/15/stevenmorris|title=The night George Harrison thought he was dying|last=Morris|first=Steve|work=The Guardian|date=ngày 14 Novembertháng 11 năm 2000|accessdate=ngày 31 Decembertháng 12 năm 2012}}</ref>, sau này đã bị kết tội cố sát và mất trí rồi sau đó được cho điều trị tại bệnh viện chuyên ngành. Hắn được thả vào năm 2002<ref>{{chú thích báo | url = http://news.bbc.co.uk/2/hi/uk_news/england/2096082.stm | title= Freed Beatle's attacker sorry|publisher=BBC News|accessdate=ngày 13 Decembertháng 12 năm 2008|date=ngày 5 Julytháng 7 năm 2002}}</ref>.|group="gc"}}
 
Tháng 5 năm 2001, Harrison trải qua cuộc đại phẫu để loại bỏ khối u đang phát triển trong phổi<ref>{{chú thích báo|archiveurl=http://web.archive.org/web/20100709050511/http://www.independent.co.uk/news/uk/this-britain/george-harrison-undergoes-surgery-for-cancer-683674.html |archivedate=ngày 9 Julytháng 7 năm 2010|url=http://www.independent.co.uk/news/uk/this-britain/george-harrison-undergoes-surgery-for-cancer-683674.html |title=George Harrison undergoes surgery for cancer |date=ngày 4 Maytháng 5 năm 2001 |newspaper=The Independent |accessdate=ngày 29 Decembertháng 12 năm 2012|last=Jury|first=Louise}}</ref>. Tới tháng 6, có thông tin cho rằng anh đang phải điều trị một khối u não tại một bệnh viện ở Thụy Sĩ<ref>{{chú thích báo |url=http://www.telegraph.co.uk/news/uknews/1333302/George-Harrison-being-treated-in-cancer-clinic.html |title=George Harrison being treated in cancer clinic |newspaper=The Daily Telegraph |date=ngày 9 Julytháng 7 năm 2001 |accessdate=ngày 27 Decembertháng 12 năm 2008 |first1=Fiona |last1=Fleck |first2=Sandra |last2=Laville}}</ref>. Tại đây, Starr đã tới thăm anh song phải cắt ngắn chuyến đi để quay lại Los Angeles vì con gái cũng đang phải điều trị bệnh não. Harrison đùa: ''"Liệu anh có muốn tôi theo cùng không?"''<ref>{{chú thích web|last1=Thorpe|first1=Vanessa|last2=Dowell|first2=Ben|title= George Harrison and his women – Martin Scorsese's new documentary reveals the candid truth |url=http://www.theguardian.com/music/2011/sep/04/beatles-george-harrison-martin-scorsese|work=The Guardian|date=ngày 3 Septembertháng 9 năm 2011|accessdate=222ngày 2 tháng 1 Januarynăm 2013}}</ref> Tháng 11, anh phải hóa trị tại Bệnh viện Đại học Đảo Staten ở New York sau khi có chẩn đoán rằng căn bệnh [[ung thư phổi]] đã di căn lên não<ref>{{chú thích web|url=http://abcnews.go.com/Health/story?id=117128&page=1last=Carpenter|first=Jeff|title=George Harrison Receives Radiation Treatment|date=ngày 9 Novembertháng 11 năm 2001|publisher=[[ABC News]]|accessdate=ngày 2 Apriltháng 4 năm 2010}}</ref>. Khi thông tin này được công bố rộng rãi, Harrison cho rằng bác sĩ riêng đã vi phạm quyền riêng tư và sau đó yêu cầu được nhận bồi thường{{#tag:ref|Đơn kiện của Harrison cho rằng trong thời gian hóa trị tại Bệnh viện Đại học Đảo Staten, bác sĩ Gilbert Lederman đã liên tục đem những thông tin sức khỏe của anh lên các buổi phỏng vấn truyền hình, ngoài ra còn từng ép buộc anh ký tặng lên chiếc guitar{{sfn|Doggett|2009|pp=330–331}}<ref>Tài liệu vụ kiện dân sự [http://news.findlaw.com/hdocs/docs/beatles/ghldrmn10604cmp.pdf Civil Action CV040033 (NGG)] (PDF), Complaint, United States District Court, Eastern District of New York, The Estate of George Harrison v Gilbert Lederman. Phần liên quan tới chữ ký tranh chấp nằm ở trang 10 của đơn kiện.</ref><ref>{{chú thích báo|url=http://nymag.com/nymetro/health/features/10817/|title=The Doctor Can't Help Himself|newspaper=[[New York (tạp chí)|New York]]|date=ngày 21 Maytháng 5 năm 2005|accessdate=ngày 31 Maytháng 5 năm 2010|last=Goldman|first=Andrew}}</ref>{{sfn|Doggett|2009|p=331}}. Tuy nhiên vụ kiện sau đó đã không bị khởi tố khi 2 bên cùng đồng ý rằng chiếc guitar đã "được giải quyết"<ref>{{chú thích báo|url=http://www.nytimes.com/2004/01/17/nyregion/harrison-estate-settles-suit-over-guitar-autographed-by-dying-beatle.html?fta=y|title=Harrison Estate Settles Suit Over Guitar Autographed by Dying Beatle |newspaper=The New York Times |date=ngày 17 Januarytháng 1 năm 2004 |accessdate=ngày 31 Maytháng 5 năm 2010 |last=Glaberson |first=William}}</ref>.|group="gc"}}. Ngày [[12 tháng 11]], 3 Beatle còn sống đã cùng nhau có bữa trưa cuối cùng tại khách sạn của Harrison ở New York<ref>{{chú thích web |url=http://www.highbeam.com/doc/1G1-80505606.html |title=George Harrison Born 1943 – Died 2001: Macca and Ringo's secret Beatles Last Supper with deathbed George.(News) |last=Desborough |first=James |last2=Fowler |first2=Stewart |work=[[The People]] |date=ngày 2 Decembertháng 12 năm 2001 |accessdate=ngày 2 Januarytháng 1 năm 2013}}</ref>.
 
== Cái chết ==
Harrison qua đời ngày [[29 tháng 11]] năm [[2001]] ở tuổi 58 vì bệnh ung thư phổi di căn<ref>{{harvnb|Harry|2003|p=119}}: Ngày mất của Harrison; {{chú thích web|url= http://www.thesmokinggun.com/documents/crime/george-harrisons-death-certificate |title= George Harrison's Death Certificate|work=[[The Smoking Gun]]|accessdate=ngày 22 Junetháng 6 năm 2012}}: Nguyên nhân cái chết của Harrison.</ref>. Anh được hỏa táng tại [[nghĩa trang Hollywood Forever]] và tro của anh được rải trên [[sông Hằng]] và [[Yamuna|sông Yamuna]] đoạn gần [[Varanasi]], [[Ấn Độ]] bởi những người thân trong gia đình theo những nghi thức truyền thống của Ấn Độ giáo<ref>{{harvnb|Lavezzoli|2006|p=198}}; {{harvnb|Doggett|2009|p=332}}; {{chú thích web|url=http://www.findagrave.com/cgi-bin/fg.cgi?page=gr&GRid=6010942|title=George Harrison (1943–2001)|publisher=[[Find a Grave]]|accessdate=252ngày December5 tháng 12 năm 2008}}.</ref>. Di chúc của anh có số tài sản trị giá tới gần 100 triệu £<ref>{{chú thích báo|url=http://news.bbc.co.uk/2/hi/entertainment/2525443.stm|title=Harrison leaves £99m will|quote=Harrison để lại 99.226.700 £, còn lại 98.916.400 £ sau thuế – đại diện Tòa án tối cao khẳng định.|publisher=BBC News|date=ngày 29 Novembertháng 11 năm 2002|accessdate=ngày 19 Septembertháng 9 năm 2009}}</ref>.
 
Album cuối cùng của anh, ''[[Brainwashed (album)|Brainwashed]]'' (2002), được con trai Dhani và Jeff Lynne hoàn thiện sau đó<ref>{{harvnb|Inglis|2010|p=118}}; {{harvnb|Leng|2006|p=293}}.</ref>. Album có bao gồm lời tựa trích từ bản trường ca [[Bhagavad Gita]]: "Chưa có lúc nào mà bạn hoặc tôi không tồn tại. Và cũng không có một tương lai nào khiến chúng ta phải dừng điều đó lại."{{sfn|Inglis|2010|p=118}} Đĩa đơn "[[Stuck Inside a Cloud]]" mà Leng miêu tả là "một phản ứng bộc trực về vấn đề sức khỏe và cái chết", cũng có được vị trí số 27 tại ''Billboard''{{sfn|Leng|2006|p=300}}<ref>{{chú thích web|url=http://www.allmusic.com/album/brainwashed-mw0000230837/awards|title=Brainwashed – George Harrison: Awards|publisher=AllMusic|accessdate=ngày 31 Decembertháng 12 năm 2012}}</ref>. Một đĩa đơn khác là "[[Any Road]]", phát hành vào tháng 3 năm 2003, thì giành được vị trí số 37 tại [[UK Singles Chart]]<ref name="UKSingles">{{chú thích web|url=http://www.officialcharts.com/artist/_/george%20harrison/|title=George Harrison|publisher=[[Official Charts Company]]|accessdate=ngày 31 Decembertháng 12 năm 2012}}</ref>. Ca khúc "Marwa Blues" được trao giải "Trình diễn hòa tấu nhạc Pop xuất sắc nhất" tại Giải Grammy năm 2004, trong khi "Any Road" cũng được đề cử cho "Trình diễn nhạc Pop giọng nam xuất sắc nhất"<ref>{{chú thích báo|url=http://www.nytimes.com/ref/arts/music/08grammy-list.html|title=Grammy Award Winners|work=The New York Times|accessdate=ngày 24 Decembertháng 12 năm 2008|date=ngày 16 Januarytháng 1 năm 2013}}</ref>.
 
== Âm nhạc ==
Dòng 198:
 
Harrison cũng là người rất quan tâm tới [[xe hơi thể thao]] và các cuộc đua xe phân khối lớn. Anh là 1 trong số 100 người đã từng mua chiếc siêu xe [[McLaren F1]]{{sfn|Buckley|2004|p=127}}. Anh cũng sưu tập ảnh các loại xe đua cùng các tay đua nổi tiếng từ khi còn trẻ, và năm 12 tuổi Harrison đã đi đua lần đầu tiên trong cuộc đua British Grand Prix năm 1955 tại Aintree Racecourse{{sfn|Buckley|2004|p=127}}<ref>
{{chú thích báo|url=http://news.bbc.co.uk/onthisday/hi/dates/stories/july/17/newsid_2981000/2981372.stm|title=BBC On This Day 1955: Moss claims first Grand Prix victory|publisher=BBC News|accessdate=ngày 23 Decembertháng 12 năm 2008|date=ngày 17 Julytháng 7 năm 1955}}
</ref>. Anh từng sáng tác ca khúc "[[Faster (bài hát của George Harrison)|Faster]]" để tôn vinh 2 tay đua [[F1]] là [[Jackie Stewart]] và [[Ronnie Peterson]]. Việc phát hành ca khúc này được dành cho hoạt động tưởng niệm [[Gunnar Nilsson]], sau khi tay đua người Thụy Điển qua đời vì ung thư vào năm 1978{{sfn|Huntley|2006|p=167}}. Siêu xe đầu tiên của Harrison, chiếc [[Aston Martin DB5]] 1964, được bán đấu giá vào ngày [[7 tháng 12]] năm [[2011]] tại London; một người sưu tầm vô danh các vật phẩm của The Beatles đã trả chiếc xe mà Harrison mua năm 1965 này với giá 350.000 £<ref>{{chú thích web|url=http://www.telegraph.co.uk/motoring/classiccars/8951335/Ex-Beatles-Aston-Martin-sells-at-auction.html|title=Ex-Beatles Aston Martin sells at auction |work=The Telegraph|last=Knapman|first=Chris|date=ngày 12 tháng 12 Decembernăm 2011|
accessdate=ngày 29 Decembertháng 12 năm 2012}}; {{chú thích web|url=http://www.concoursoftexas.org/pr/20120221.cfm|title=Mystery Texas Collector to Give Beatle George Harrison's Aston Martin DB5 its U.S. Debut at The Concours d'Elegance of Texas|work=The Houston Chronicle|accessdate=ngày 29 Decembertháng 12 năm 2012}}</ref>.
 
=== Mối quan hệ với các Beatle khác ===
Dòng 211:
Lennon kể lại mối quan hệ giữa anh và Harrison như kiểu ''"giữa một môn đệ và một người thầy... cậu ấy cứ như thể là học trò của tôi vậy mỗi khi chúng tôi bắt đầu làm việc."''{{sfn|Sheff|1981|p=148}} Cả 2 sau đó cùng nhau khám phá ra [[LSD]], và cùng tìm thấy những điểm chung về tâm hồn. Cuối cùng họ lại đi theo 2 con đường khác nhau: Harrison tìm thấy Đấng tối cao, còn Lennon thì đi tới kết luận rằng con người chỉ là sản phẩm do chính họ tạo ra{{sfn|Tillery|2011|p=122}}. Harrison gọi Lennon ''"vừa là một thiên thần, vừa là một gã đểu"''{{sfn|Badman|2001|p=139}}.
 
McCartney là Beatle đầu tiên mà Harrison gặp khi họ cùng đi xe bus tới trường, cùng nhau học và thử nghiệm những hợp âm guitar mới. McCartney nói anh vẫn thường ở cùng với Harrison mỗi khi ban nhạc đi lưu diễn<ref>{{chú thích tạp chí|title=Playboy interview: Paul and Linda McCartney|work=[[Playboy]]|last=Goodman|first=Joan|issue=December 1984|page=84}}</ref>. McCartney chính là phù rể cho đám cưới của Harrison vào năm 1966 và là Beatle duy nhất có mặt tại buổi lễ{{sfn|Huntley|2006|p=86}}. McCartney từng gọi Harrison là "người em trai"<ref>{{chú thích web|url=http://www.telegraph.co.uk/news/uknews/1363989/Ill-always-love-him-hes-my-baby-brother-says-tearful-McCartney.html |title=I'll always love him, he's my baby brother, says tearful McCartney|work=The Telegraph|last1=Poole|first1=Oliver|last2=Davies|first2=Hugh|date=ngày 1 Decembertháng 12 năm 2001|accessdate=222ngày 2 tháng 1 Januarynăm 2013}}</ref>. Năm 1974, trong buổi phỏng vấn với Alan Freeman trên đài BBC, Harrison lại nói: ''"McCartney đã hủy hoại sự nghiệp guitar của tôi."''{{sfn|Badman|2001|pp=138–139}} Có lẽ trở ngại lớn nhất trong việc tái hợp The Beatles sau cái chết của Lennon chính là mối quan hệ trục trặc giữa McCartney và Harrison khi cả 2 đều thừa nhận rằng người kia có vấn đề{{sfn|Gilmore|2002|p=48}}. Rodriguez bình luận: ''"Cho tới tận những ngày cuối cùng của George, mối quan hệ giữa họ vẫn không rõ ràng."''{{sfn|Rodriguez|2010|p=24}}
 
=== Hoạt động xã hội ===
Harrison hoạt động vì nhân đạo và chính trị suốt cuộc đời mình. Trong suốt những năm 60, The Beatles đã ủng hộ những cuộc biểu tình phản đối [[chiến tranh Việt Nam]]. Sau khi ban nhạc tan rã, Ravi Shankar đã từng tham vấn Harrison cách để quyên góp tiền ủng hộ những nạn nhân của cơn bão khủng khiếp [[Bão Bhola năm 1970|Bhola]] vào năm 1970 tại Bangladesh và của [[cuộc chiến giành độc lập Bangladesh|cuộc chiến giành độc lập]] ở đất nước này<ref name="theconcertforbangladesh1">{{chú thích web|url= http://www.theconcertforbangladesh.com/|title=The Concert For Bangladesh|publisher=theconcertforbangladesh.com|accessdate=ngày 13 Octobertháng 10 năm 2011}}</ref>. Harrison đã tiến hành thu âm ca khúc "[[Bangla Desh]]", rồi thúc ép Apple Records cùng phát hành nó với ca khúc "Joy Bangla" của Ravi Shankar nhằm tạo quỹ ủng hộ<ref>{{chú thích web|url=http://www2.gibson.com/News-Lifestyle/Features/en-us/spotlight-0801-2011.aspx|title=This Day in Music Spotlight:George Harrison's Concert for Bangladesh|date=ngày 1 Augusttháng 8 năm 2011|last=Dooley|first=Sean Patrick|accessdate=ngày 1 tháng 1 Januarynăm 2013|publisher=[[Gibson Guitar Corporation|Gibson]]}}</ref>. Shankar cũng đề xuất với Harrison việc tổ chức một chương trình từ thiện nhỏ tại Mỹ, và Harrison đã đáp lại bằng chương trình [[Concert for Bangladesh]] với số tiền thu được lên tới 240.000 $ – một con số khủng khiếp vào thời điểm đó<ref>{{harvnb|Doggett|2009|pp=173–174}}; {{chú thích tạp chí | url = http://content.time.com/time/magazine/article/0,9171,944505,00.html | title= Cinema: Sweet Sounds|work=Time|accessdate=ngày 13 Octobertháng 10 năm 2011|date=ngày 17 Apriltháng 4 năm 1972}}</ref>. Tháng 7 năm 1972, [[UNICEF]] tôn vinh Harrison và Shankar bằng giải thưởng "Child Is the Father of Man" cho những đóng góp nhằm giảm thiểu thiệt hại tại Bangladesh{{sfn|Badman|2001|p=274}}.
 
Quỹ hoạt động nhân đạo George Harrison cho UNICEF – được xây dựng từ đóng góp của gia đình Harrison và quỹ UNICEF tại Mỹ – ủng hộ những chương trình giúp đỡ trẻ em gặp những vấn đề nhân đạo<ref name="unicefusa1">{{chú thích web|url= http://www.unicefusa.org/mission/usa/george-harrison-fund | title= The George Harrison Fund for UNICEF|publisher=UNICEF|accessdate=ngày 13 Octobertháng 10 năm 2011}}</ref>. Tháng 12 năm 2007, quỹ này đã ủng hộ 450.000$ cho nạn nhân của cơn bão Sidr ở Bangladesh<ref name="unicefusa1"/>. Ngày 13 tháng 10 năm 2009, Giải thưởng nhân đạo George Harrison lần thứ nhất đã được trao cho Ravi Shankar vì những cố gắng bảo vệ cuộc sống của trẻ em và cả những đóng góp từ chương trình Concert for Bangladesh<ref>{{chú thích báo|url= http://www.georgeharrison.com/#/news/archive/200910/ravi-shankar-receives-first-ever-george-harrison-humanitarian-award|title= Ravi Shankar Receives First-Ever George Harrison Humanitarian Award|publisher=georgeharrison.com|accessdate=ngày 13 Octobertháng 10 năm 2011|date=ngày 13 Octobertháng 10 năm 2009}}</ref>.
 
== HandMade Films ==
Dòng 228:
== Tôn vinh ==
{{xem thêm|Danh sách đề cử và giải thưởng của The Beatles}}
Năm 1965, The Beatles sớm được trao danh hiệu Hoàng gia [[MBE]]. Họ được nhận huy hiệu Hoàng gia từ Nữ hoàng và được mời tới Điện Buckingham vào ngày 26 tháng 10{{sfn|Lewisohn|1992|pp=203–204}}. Năm 1970, ban nhạc được trao [[Giải Oscar cho nhạc phim hay nhất]] trong bộ phim ''[[Let It Be (phim)|Let It Be]]''<ref name="academyaward">{{chú thích web|url=http://www.oscars.org/awards/academyawards/legacy/ceremony/43rd-winners.html|title=The 43rd Academy Awards (1971) Nominees and Winners|accessdate=junengày 14, tháng 6 năm 2014|publisher=Academy of Motion Picture Arts and Sciences}}</ref>. Tiểu hành tinh [[4149 Harrison]] được phát hiện vào năm 1984 được đặt tên theo George<ref name="planet">{{chú thích web |url= http://www.minorplanetcenter.net/iau/special/rocknroll/0004149.html |title=(4149) Harrison| publisher=Harvard-Smithsonian Center for Astrophysics}}</ref>. Tháng 12 năm 1992, Harrison trở thành người đầu tiên được tôn vinh tại [[Billboard Music Awards]] – một giải thưởng cao quý dành cho nghệ sĩ có nhiều đóng góp quan trọng<ref>{{chú thích web |url=http://www.billboard.com/bbcom/yearend/2005/century/archive.jsp |title=Billboard Century Awards Music Artists Biography – Music Artist Interviews |work=Billboard |accessdate=ngày 19 Decembertháng 12 năm 2008 |archiveurl=http://web.archive.org/web/20080430083553/http://www.billboard.com/bbcom/yearend/2005/century/archive.jsp |archivedate=ngày 30 Apriltháng 4 năm 2008}}</ref>. Tạp chí ''Rolling Stone'' cũng xếp anh ở vị trí số 11 trong danh sách "[[100 tay guitar vĩ đại nhất (danh sách của Rolling Stone)|100 tay guitar vĩ đại nhất]]"{{sfn|Petty|2011|p=58}}.
 
Năm 2002, kỷ niệm 1 năm ngày mất của anh, [[Concert for George]] được thực hiện tại [[Royal Albert Hall]]. [[Eric Clapton]] là người đứng ra tổ chức chương trình với sự cộng tác của rất nhiều người bạn và đồng nghiệp của Harrison trước đây, trong đó có cả McCartney và Starr{{sfn|Harry|2003|pp=138–139}}. Eric Idle, người từng miêu tả Harrison như "một trong số những con người tuyệt vời mà rock and roll từng tạo nên", cũng tới trình diễn ca khúc "[[Lumberjack Song]]"<ref>{{harvnb|Doggett|2009|p=262}}: "Một trong số một vài người cao cả về nhân cách"; {{harvnb|Harry|2003|pp=138–139}}: Eric Idle trình diễn ca khúc "Lumberjack Song" của ban nhạc Python.</ref>. Phần tiền bán vé thu được dành hết cho hoạt động từ thiện của Quỹ Material World Charitable Foundation{{sfn|Harry|2003|pp=138–139}}.
 
Năm 2004, Harrison được vinh danh tại [[Đại sảnh Danh vọng Rock and Roll]] với lời dẫn của 2 người bạn thân Lynne và Petty, và sau đó tại Đại lộ Danh vọng Madison Square Garden trong buổi trình diễn Concert for Bangladesh vào năm 2006<ref>Về phần giới thiệu anh tại Đại sảnh Danh vọng Madison Square Garden, xem: {{chú thích web |last=Carter |first=Rachel Bonham |url=http://www.unicef.org/infobycountry/bangladesh_35176.html |title=George Harrison honoured on 35th anniversary of 'Concert for Bangladesh' |publisher=UNICEF |date=ngày 1 Augusttháng 8 năm 2006 |accessdate=ngày 19 Decembertháng 12 năm 2008}}; Về phần giới thiệu anh tại Đại sảnh Danh vọng Rock and Roll, xem: {{chú thích web |url= http://rockhall.com/inductees/ceremonies/2004/|title=George Harrison |publisher=[[Rock and Roll Hall of Fame]] |accessdate=ngày 25 Apriltháng 4 năm 2013}}</ref>. Ngày 14 tháng 4 năm 2009, Phòng thương mại của thành phố Hollywood quyết định tôn vinh anh tại [[Đại lộ Danh vọng Hollywood]] với ngôi sao được đặt ngay trước trụ sở của hãng [[Capitol Records]]. McCartney, Lynne và Petty đều có mặt trong buổi lễ khánh thành. Olivia, tài tử [[Tom Hanks]] và Idle đều có đôi lời trong buổi lễ, trong khi Dhani nói về chân ngôn của Hare Krishna<ref>{{chú thích báo|url=http://www.cbc.ca/news/arts/george-harrison-honoured-on-hollywood-walk-of-fame-1.832038 | title=George Harrison honoured on Hollywood Walk of Fame|date=ngày 15 Apriltháng 4 năm 2009|accessdate=ngày 29 Decembertháng 12 năm 2012|publisher=CBC News}}</ref>.
 
Bộ phim tài liệu ''[[George Harrison: Living in the Material World]]'' được thực hiện bởi đạo diễn lừng danh [[Martin Scorsese]], phát hành vào tháng 11 năm 2011. Bộ phim bao gồm nhiều bài phỏng vấn Olivia và Dhani Harrison, [[Klaus Voormann]], [[Terry Gilliam]], Starr, Clapton, McCartney, [[Jim Keltner]] và [[Astrid Kirchherr]]<ref>{{chú thích báo|url=http://www.bbc.co.uk/news/uk-england-merseyside-14931924|title=Scorsese's George Harrison film gets Liverpool premiere|publisher=BBC News|date=ngày 15 Septembertháng 9 năm 2011|accessdate=ngày 10 tháng 10 Octobernăm 2011}}</ref>.
 
== Danh sách đĩa nhạc ==
Dòng 301:
* {{chú thích sách|last=Miles|first=Barry|title=The Beatles Diary: Volume 1: The Beatles Years|publisher=Omnibus Press|year=2001|isbn=978-0-7119-8308-3|url=http://books.google.com/books?id=trRB-lo4qR8C&dq|ref=harv}}
* {{chú thích sách|last= Partridge|first=Christopher|year=2004|title=The Re-enchantment of the West: Alternative Spiritualities, Sacralisation, Popular Culture, and Occulture, Vol. 1|edition=illustrated|publisher=Continuum|url=http://books.google.com/?id=g05THJPH5xUC&pg=PA153|isbn=978-0-567-08408-8|ref=harv}}
* {{chú thích tạp chí|last=Petty|first=Tom|chapter=George Harrison|title= Rolling Stone: The 100 Greatest Guitarists of All Time|editor1-last=Wenner|editor1-first=Jann|work=Rolling Stone|issue=1145|date=ngày 8 Decembertháng 12 năm 2011|url=http://www.rollingstone.com/music/lists/100-greatest-guitarists-20111123/george-harrison-20111122 |ref=harv}}
* {{chú thích sách|editor1-last=Roberts|editor1-first=David|title=British Hit Singles & Albums |publisher=Guinness World Records Limited |edition=18 |year=2005 |isbn=978-1-904994-00-8 |ref=harv}}
* {{chú thích sách|title=Fab Four FAQ 2.0: The Beatles' Solo Years, 1970–1980|last=Rodriguez|first=Robert|publisher=Backbeat Books|year=2010|isbn=978-1-4165-9093-4|url=http://books.google.com/books?id=ogTOR_bfXXkC&dq |ref=harv}}
Dòng 369:
[[Thể loại:Người đoạt giải Grammy]]
[[Thể loại:Người đoạt giải Grammy Thành tựu trọn đời]]
[[Thể loại:Ca sĩ nhạc pop Anh]]
[[Thể loại:Ca sĩ tự sáng tác người Anh]]
[[Thể loại:Người đoạt giải Ivor Novello]]
 
{{liên kết chọn lọc|en}}