Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Hoạn quan”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
n AlphamaEditor Tool, General Fixes
n AlphamaEditor, General Fixes
Dòng 56:
Người hoạn quan thứ nhất nổi danh trong lịch sử Việt Nam là [[Lý Thường Kiệt]] đời [[nhà Lý]] với chiến công "phá [[Nhà Tống|Tống]] bình [[Chiêm Thành|Chiêm]]".
 
Người hoạn quan thứ hai cũng rất tiếng tăm là Việp Quận công [[Hoàng Ngũ Phúc]] làm quan dưới đời vua [[Lê Hiển Tông]], đã cùng [[Phạm Đình Trọng]] dẹp yên hai cuộc khởi nghĩa của [[Nguyễn Hữu Cầu]] và [[Nguyễn Danh Phương]], khi về hưu được phong làm Quốc lão. Về sau ông đem đại quân đánh vào [[Cố đô Huế|Phú Xuân]], bắt được [[Trương Phúc Loan]] rồi trấn thủ [[Thuận Hóa]], chấm dứt một giai đoạn phân tranh Nam  – Bắc kéo dài hơn 200 năm.
 
Người thứ ba là Tả quân [[Lê Văn Duyệt]] khai quốc công thần [[nhà Nguyễn|triều Nguyễn]] mà nay mộ của ông tại Bà Chiểu, [[Gia Định]] vẫn là một đền thờ được dân chúng chiêm bái gọi là Lăng Ông. Lê Văn Duyệt tuy cũng xuất thân hoạn quan nhưng ông bản chất là người [[ái nam ái nữ]] chứ không phải tự thiến để thành quan thị như Việt Quốc công Lý Thường Kiệt hay Việp Quận công Hoàng Ngũ Phúc.
Dòng 109:
Ở [[Ai Cập]] và [[Iran|Ba Tư]], những ai phạm tội [[hiếp dâm]] cũng bị thiến để trừng trị.
 
Tại một số di tích ở Ai Cập, người ta đã phát hiện được những hình ảnh về những người nô lệ bị hoạn nhằm phục vụ cho những phu nhân của các gia đình giàu có. Những dấu tích đó cho thấy hoạn quan đã từng tồn tại ở Ai Cập cách đây khoảng 4.000 năm. Theo hình luật của Vương quốc Assyrie  – khu vực [[Lưỡng Hà]] ([[1450 TCN|1450]]–[[1250 TCN]]), nếu người chồng bắt được vợ mình đang ngoại tình với kẻ khác, anh ta có thể trừng phạt kẻ tình địch bằng cách thiến, biến thành hoạn quan.
 
Một số quốc gia khác thì có tập tục thiến những ca sinh có giọng cao (''tenor'') trong những ca đoàn tôn giáo để giữ cho những người này khỏi vỡ tiếng khi dậy thì. Những ca sinh đó gọi là ''castrati'' được tĩnh thân từ khi còn nhỏ vì người ta tin rằng giọng trong trẻo của họ sẽ khiến cho [[Thiên Chúa]] vừa lòng hơn những ca sinh phái nữ, và vì thế trong thời Trung cổ phụ nữ không được gia nhập các ca đoàn này.