Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Nho giáo”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
Lotye (thảo luận | đóng góp)
Lotye (thảo luận | đóng góp)
Dòng 68:
 
=== Thuật lãnh đạo ===
Nho giáo xem tư cách, đạo đức con người luôn quan trọng hơn tài sản. Ở tầm vóc quốc gia, nhân nghĩa mới thật sự là lợi ích chứ không phải của cải vật chất. Người lãnh đạo phải coi trọng nhân nghĩa, đặt nhân nghĩa lên trên cái lợi trước mắt thì xã hội mới ổn định. Xã hội ổn định thì quốc gia phát triển, nhà cầm quyền có thể thu được nhiều thuế, làm đầy quốc khố. Sách Đại Học viết ''"Người nhân dùng của cải của mình để hoàn thiện phẩm đức. Kẻ bất nhân dùng sinh mệnh của mình để vơ vét thêm của cải. Chưa từng có bậc vua nào ưa thích điều nhân mà dân chúng lại không yêu điều nghĩa. Chưa từng có người nào hiểu điều nghĩa mà lại làm việc không hết lòng. Cũng chưa từng có bao giờ của cải trong kho lẫm lại không phải là của cải của người nhân... Điều này muốn nói lên rằng một nước không nên xem tài sản là lợi ích, mà nên xem nhân nghĩa là lợi ích.''<ref>Tứ thư, Nxb Quân đội Nhân dân, Hà Nội, 2003, trang 35</ref>".
 
Người lãnh đạo quốc gia hoặc tổ chức luôn là tấm gương để cấp dưới và dân chúng noi theo. Người lãnh đạo có đạo đức tốt thì cấp dưới, nhân dân mới noi gương tu dưỡng đạo đức. Ngược lại, ''thượng bất chính, hạ tất loạn''. Cấp trên không quang minh chính đại, không tuân thủ nguyên tắc, vi phạm luật pháp, có hành động vô đạo thì cấp dưới và quần chúng cũng bắt chước làm bậy. Sách Đại Học có đoạn viết "''Nếu người trên có hiếu với cha mẹ, tôn trọng bậc huynh trưởng, thật lòng thương xót kẻ côi cút cô đơn góa bụa, thì nhân dân cũng tự mà noi theo như vậy. Vì vậy người quân tử phải nắm vững đạo noi theo khuôn phép này.''".<ref>Tứ thư, Nxb Quân đội Nhân dân, Hà Nội, 2003, trang 31</ref>