Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Nho giáo”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
Lotye (thảo luận | đóng góp)
Lotye (thảo luận | đóng góp)
Dòng 59:
 
=== Quan hệ xã hội ===
Nho giáo khuyên con người đối xử tốt với người khác, mình không muốn bị người khác đối xử thế nào thì không nên đối xử với người khác như vậy<ref>Tứ thư, Nxb Quân đội Nhân dân, Hà Nội, 2003, trang 31-32</ref>. Đối với người lãnh đạo thì càng phải ghi nhớ và thực hành điều này, phải hiền hòa, nhân đức, đối xử với nhân dân như người trong gia đình. Sách [[Đại Học]] viết "''Người quân tử hiền hòa, nhân đức là cha mẹ của dân. Người quân tử yêu thích điều dân yêu thích, ghét điều dân ghét. Như vậy gọi là làm cha mẹ của dân.''<ref>Tứ thư, Nxb Quân đội Nhân dân, Hà Nội, 2003, trang 32</ref>". Nhân chi sơ, tính bổn thiện vì vậy mỗi người hãy đối nhân xử thế phù hợp với tính thiện trời ban cho mình. Người quân tử xử thế phải hết sức cẩn thận, chu toàn, thành thật. Sách [[Trung Dung]] viết "''người quân tử phải hết sức răn mình cẩn thận về những điều không ai nhìn thấy, e sợ những việc không ai nghe thấy. Không gì dễ hiện ra bằng điều giấu giếm, không gì dễ lộ ra bằng điều nhỏ nhặt. Cho nên người quân tử khi xử thế một mình, từ lời ăn tiếng nói đến việc làm cụ thể càng phải cẩn thận, chu đáo hơn bao giờ hết.''<ref>Tứ thư, Nxb Quân đội Nhân dân, Hà Nội, 2003, trang 45</ref>".
 
Trong mọi hoàn cảnh, con người cần kiềm chế cảm xúc, làm chủ bản thân, không biểu hiện cảm xúc ra ngoài một cách thái quá, đó gọi là trung hòa. Biết trung hòa cảm xúc thì con người ta mới cư xử đúng mực. Sách Trung Dung viết "''Khi tình cảm như: vui mừng, hờn giận, đau thương, khoái lạc chưa biểu hiện ra thì gọi là trung; biểu hiện ra rồi nhưng phù hợp, đúng mức thì gọi là hòa. Trung ư! Trung là điều cơ bản lớn nhất trong thiên hạ. Hòa ư! Hòa là chuẩn tắc phổ biến nhất trong thiên hạ. Trung hòa mà đạt đến tột cùng thì mọi cái trong trời đất đều ở vị trí thỏa đáng, vạn vật sẽ sinh sôi nảy nở.''<ref>Tứ thư, Nxb Quân đội Nhân dân, Hà Nội, 2003, trang 45-46</ref>"