Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Nho giáo”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
Lotye (thảo luận | đóng góp)
Lotye (thảo luận | đóng góp)
Dòng 63:
Trong mọi hoàn cảnh, con người cần kiềm chế cảm xúc, làm chủ bản thân, không biểu hiện cảm xúc ra ngoài một cách thái quá, đó gọi là trung hòa. Biết trung hòa cảm xúc thì con người ta mới cư xử đúng mực. Sách Trung Dung viết "''Khi tình cảm như: vui mừng, hờn giận, đau thương, khoái lạc chưa biểu hiện ra thì gọi là trung; biểu hiện ra rồi nhưng phù hợp, đúng mức thì gọi là hòa. Trung ư! Trung là điều cơ bản lớn nhất trong thiên hạ. Hòa ư! Hòa là chuẩn tắc phổ biến nhất trong thiên hạ. Trung hòa mà đạt đến tột cùng thì mọi cái trong trời đất đều ở vị trí thỏa đáng, vạn vật sẽ sinh sôi nảy nở.''<ref>Tứ thư, Nxb Quân đội Nhân dân, Hà Nội, 2003, trang 45-46</ref>"
 
Nho giáo quan niệm [[Trung dung]] là sự ôn hòa, cân bằng, không thái quá, không thiên lệch về bên này hoặc bên kia. Trong đối nhân xử thế, Trung dung là không quá cương cũng không quá nhu, không thái quá cũng không bất cập. Trong chính trị, Trung dung là không quá khích, cực đoan; không cực tả cũng không cực hữu, không nhảy từ thái cực này sang thái cực kia. Sách Trung Dung có câu "''[[Khổng Tử]] nói: Lời nói và việc làm của người quân tử thì phù hợp với chuẩn tắc trung dung, còn kẻ tiểu nhân thì phản lại chuẩn tắc trung dung. Người quân tử luôn giữ được trạng thái trung hòa, không để thái quá hay bất cập. Kẻ tiểu nhân thì không hề lo sợ, nể nang hay e dè ai hết, nên cách nói năng của và hành động của kẻ tiểu nhân không thái quá thì cũng bất cập.<ref>Tứ thư, Nxb Quân đội Nhân dân, Hà Nội, 2003, trang 48</ref>''". Đạo Trung dung không chỉ giành cho nhà cầm quyền, người có học thức, bậc quân tử mà phổ biến khắp thiên hạ, ai ai cũng có thể hiểu và thi hành kể cả những người ngu dốt, nhưng để đạt đến mức độ cao sâu thì thánh nhân cũng chưa làm hếtnổi: "''Đạo sở dĩ không được thực hành, ta biết nguyên nhân của nó rồi. Người thông minh có trí tuệ thì thực hành thái quá, người kém hiểu biết thì bất cập... Nhận thức của người hiền tài thì thái quá, còn nhận thức của người kém hiểu biết thì bất cập.<ref>Tứ thư, Nxb Quân đội Nhân dân, Hà Nội, 2003, trang 50</ref>''... ''Đạo của người quân tử vừa to lớn bao la, vừa vô cùng nhỏ bé. Những người ngu dốt kém cỏi cũng có thể hiểu và làm theo được, nhưng đạt tới chỗ cao sâu nhất thì đến thánh nhân cũng có điều chưa thể làm nổi.<ref>Tứ thư, Nxb Quân đội Nhân dân, Hà Nội, 2003, trang 59</ref>''".
 
Để giữ được đạo Trung dung, con người vừa phải sống hòa đồng với mọi người vừa phải có tư duy độc lập, luôn giữ chính kiến của mình, luôn giữ đạo Trung dung, không bị lôi cuốn theo đám đông, không bị hoàn cảnh lung lạc. Đây là sức mạnh chân chính của người quân tử. Sách Trung Dung viết "''Người quân tử sống hòa khí với mọi người, nhưng không buông trôi theo thói tục của người đời. Giữ trọn đạo Trung dung, không hề thiên lệch bên nào, đấy mới là sức mạnh chân chính. Khi quốc gia yên ổn cũng không thay đổi chí hướng của mình, khi quốc gia loạn lạc, có chết cũng không thay đổi chí hướng của mình, đấy mới là sức mạnh chân chính.''<ref>Tứ thư, Nxb Quân đội Nhân dân, Hà Nội, 2003, trang 56</ref>". Bậc thánh nhân nếu không hợp thời thì ở ẩn chứ nhất quyết không bỏ đạo Trung dung để chạy theo thời thế. Khổng tử nói "''Người quân tử phải theo đạo mà đi, chứ còn nửa đường bỏ dở thì riêng ta không làm như vậy. Người quân tử chỉ một lòng theo đạo Trung dung mà thôi. Còn như phải trốn đời ở ẩn nơi rừng sâu núi thẳm không ai biết tiếng cũng không hối hận, chỉ có thánh nhân mới làm được như vậy.''<ref>Tứ thư, Nxb Quân đội Nhân dân, Hà Nội, 2003, trang 58</ref>".