Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Phùng Văn Cung”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
Thẻ: Sửa đổi di động Sửa đổi từ trang di động
n Đã lùi lại sửa đổi của Phuongnam757 (Thảo luận) quay về phiên bản cuối của Cheers!-bot
Dòng 24:
 
==Gia đình==
Phu nhân của Ông là Bà Lê Thoại Chi (1913 - 1966), quê ở Cái Tàu, Sa Đéc, Đồng Tháp, con của một gia đình giàu có, bà từng là Phó chủ tịch Hội Phụ Nữ Nam Bộ), Bà đã qua đời vì bệnh sốt rét rừng (do hoàn cảnh khó khăn thiếu thuốc điều trị) trong lúc toàn bộ căn cứ di chuyển sang huyện Mi-mot thuộc tỉnh Svayrieng (Campuchia) tránh trận càn Junction City (có tài liệu cho biết bị địch giết hại trên đường đi công tác đã hy sinh tại chiến khu Dương Minh Châu ngày 20-10-1966 trong kháng chiến chống Mỹ). Đến nay gia đình vẫn không tìm được phần mộ của Bà.
 
Bác sĩ Phùng Văn Cung và bà Lê Thoại Chi có 4 người con, 2 trai và 2 gái. Hai người con gái tên là Phùng Ngọcngọc Sương và Phùng Ngọcngọc Lan. Cả hai đang sống tạiđã nướcvượt ngoàibiên. Cô Ngọc Sương hiện đang sinh sống tại Na Uy và cô Ngọc Lan đang ở tại Garden Grove, California, Hoa Kỳ. Hai người con trai đang sinh sống tại Việt Nam. Hai con trai ông tên là Phùng Ngọc Thạch, và Phùng Ngọc Ẩn. Cả 4 người con của ông Cung đều là Bác sĩ. Ông Phùng Ngọc Ẩn nguyên là Phó Giám đốc bệnh viện Nhân dân Gia Định, TPHCM, bị bệnh ung thư gan mất năm 2005. Vợ ông Ẩn là Đại tá, Anh hùng lực lượng vũ trang, bác sĩ Lê Kim Hà, nguyên trưởng khoa hồi sức cấp cứu bệnh viện Quân y 175, là con dâu thứ hai của ông Cung.
 
Ông sinh ra và lớn lên trong một gia đình nông dân có mức sống trung bình. Cha là Phùng Văn Thân (1877 - 1947) một nông dân có học thức, không làm bất cứ một chức dịch gì trong làng, sống hòa nhập với cộng đồng nhà nông trong tình làng nghĩa xóm. Năm 1947 trong một lần Giặc Pháp và tay sai vào làng khủng bố, đốt nhà cướp của, giết hại dân lành. Ông chống lại, bị chúng xả súng bắn gãy một chân. Người con thứ chín Phùng Văn Giỏi, thoát ra khỏi nhà chạy kêu dân làng cầu cứu, nhưng không kịp, do bị bắn ở bắp vế máu ra nhiều, không trối lại được lời nào, ông Thân gục xuống chết bên cạnh bồ lúa trong nhà. Lúc này ông Cung xa gia đình, không được nhìn mặt cha lần cuối. Mẹ của ông Cung là bà Nguyễn Thị Lới (1880 - 1967) mồ côi mẹ từ thuở nhỏ, người cha là một quan chức trong triều đình Huế, do bận đi kinh lý nay đây mai đó, nên ông đành gửi con gái cho người em ruột của vợ (Phạm Thị Chẩn) nuôi nấng, dưỡng dục. Thời điểm này gia đình đang tọa lạc ở Đà Nẵng, sau đó bà Chẩn cùng chồng (Ngô Tam Thông) đưa con, cháu đi vào Nam Bộ, và định cư lập nghiệp, sinh sống ở mảnh đất Vĩnh Long. Nguyễn Thị Lới được dì Chẩn nuôi dạy chuẩn mực, lớn lên lấy chồng cùng trên vùng đất mảnh Vĩnh Long.
 
Thân mẫu của Phùng Văn Cung, sinh nở 12 lần, nhưng nuôi được 8 người, gồm 4 gái và 4 trai. Ông là người con thứ tư (trong miền Nam gọi là 5 Cung), là một trong những người con sáng dạ, học giỏi nhất, là học sinh xuất sắc mọi cấp học, nên 5 Cung được hưởng học bổng từ bậc trung đến đại học, và đã thi đậu đại học y khoa Hà Nội, ông tốt nghiệp bác sĩ năm 1937 ở tuổi 28. Các anh em của ông có:
 
- Em trai thứ 9 Phùng Văn Giỏi (1914 - 1989), có vợ là Trần Thị Tỵ (1919 - 2007). Nhà ở của gia đình ông Giỏi và bà Tỵ là ngôi nhà từ đường, cái nôi của gia đình họ Phùng, là nhà xưa kiểu ba gian, hai chái, thoáng đãng vách cây, nay đã xây tường. Hiện nay địa chỉ nhà số 113 Hẻm 249, Khóm 1, Phường 9, Tp Vĩnh Long (đi vào hẻm 249 khoảng vài trăm mét theo con đường bê tông uốn lượn vòng vèo, chiều rộng đủ cho người đi bộ và hai chiếc xe gắn máy hoặc xe đạp qua lại, hỏi nhà ông 9 Giỏi). Ông Giỏi và bà Tỵ có 4 người con là: Phùng Thị Thu, Phùng Thị Ngọc Hà (cả hai không lập gia đình riêng) và đều là giáo viên cấp tiểu học, đã nghỉ hưu; Phùng Minh Hải nông dân; Phùng Văn Hùng và vợ cùng làm việc ở ngành Tài nguyên Môi trường Vĩnh Long
 
- Em gái thứ 11 Phùng Thị Trường (1917-2002), có chồng tên là Phạm Văn Lễ (1919 - 2004) nhà tại xã Tân Hạnh, huyện Long Hồ, tỉnh Vĩnh Long. Bà Trường và ông Lễ có 14 người con, nhưng chỉ nuôi sống được 9 người con: Phạm Đặng Ngọc, sinh năm 1938, là giáo viên cấp 3 đã nghỉ hưu (sống tại Q1 TpHCM); Phạm Đặng Ngà, sinh năm 1947, trước học Đại học Luật sau về làm nông (sống tại P9 Tp Vĩnh Long); Phạm Thị Minh Nguyệt, sinh năm 1949, làm ngành Ngân hàng nay đã nghỉ (sống tại California Mỹ); Phạm Đặng Nhựt, sinh năm 1950 (bị bệnh mất lúc còn trẻ); Phạm Thị Minh Phong, sinh năm 1952, nguyên Phó Giám đốc Sở Thể dục - Thể Thao tỉnh Bình Dương (sống tại P Phú Cường Tp Thủ Dầu Một), là vợ của ông Hồ Minh Phương, nguyên Chủ tịch UBND tỉnh Sông Bé (1991-1994) và Chủ tịch UBND tỉnh Bình Dương (1997-2004); Phạm Thị Minh Hương, sinh năm 1953, là giáo viên nay đã nghỉ đi định cư nước ngoài (sống tại Canada), các con hiện sống tại Tp Thủ Dầu Một Bình Dương; Phạm Thị Minh Xuân, sinh năm 1955, làm nghề mua bán (sống tại H Củ Chi TpHCM); Phạm Đặng Huyên, sinh năm 1957, là nông dân (sống tại H Long Hồ Vĩnh Long); Phạm Thị Minh Sương, sinh năm 1961, là giáo viên cấp 2 (sống tại xã Tân Hạnh, H Long Hồ, Vĩnh Long).
- Em gái thứ 12 Phùng Thị Nữ
 
==Tôn vinh==