Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Nho giáo”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
Lotye (thảo luận | đóng góp)
Lotye (thảo luận | đóng góp)
Dòng 67:
Để giữ được đạo Trung dung, con người vừa phải sống hòa đồng với mọi người vừa phải có tư duy độc lập, luôn giữ chính kiến của mình, luôn giữ đạo Trung dung, không bị lôi cuốn theo đám đông, không bị hoàn cảnh lung lạc. Đây là sức mạnh chân chính của người quân tử. Sách Trung Dung viết "''Người quân tử sống hòa khí với mọi người, nhưng không buông trôi theo thói tục của người đời. Giữ trọn đạo Trung dung, không hề thiên lệch bên nào, đấy mới là sức mạnh chân chính. Khi quốc gia yên ổn cũng không thay đổi chí hướng của mình, khi quốc gia loạn lạc, có chết cũng không thay đổi chí hướng của mình, đấy mới là sức mạnh chân chính.''<ref>Tứ thư, Nxb Quân đội Nhân dân, Hà Nội, 2003, trang 56</ref>". Bậc thánh nhân nếu không hợp thời thì ở ẩn chứ nhất quyết không bỏ đạo Trung dung để chạy theo thời thế. Khổng tử nói "''Người quân tử phải theo đạo mà đi, chứ còn nửa đường bỏ dở thì riêng ta không làm như vậy. Người quân tử chỉ một lòng theo đạo Trung dung mà thôi. Còn như phải trốn đời ở ẩn nơi rừng sâu núi thẳm không ai biết tiếng cũng không hối hận, chỉ có thánh nhân mới làm được như vậy.''<ref>Tứ thư, Nxb Quân đội Nhân dân, Hà Nội, 2003, trang 58</ref>".
 
Trong xã hội có nhiều hạng người: người giàu, người nghèo, người lãnh đạo, người thừa hành ... Nho giáo khuyên con người nên làm việc theo chức trách, có cách sống phù hợp với hoàn cảnh và địa vị xã hội của mình. Ai làm như vậy sẽ luôn thấy thoải mái, không so đo mình với người khác cũng không nảy sinh bất mãn. Sách Trung Dung viết "''Người quân tử nên dựa vào địa vị hiện tại của mình mà làm việc, không nên ham những cái ngoài bổn phận của mình... Người quân tử ở bất kỳ hoàn cảnh nào đều có thể điềm nhiên tự tại, bình tĩnh tự đắc, không kêu ca phàn nàn.<ref>Tứ thư, Nxb Quân đội Nhân dân, Hà Nội, 2003, trang 63-64</ref>''". Người quân tử chỉ cần làm tốt công việc hiện tại của mình chứ không cần phải theo đuổi, cầu cạnh chức tước, địa vị. Việc thăng tiến là điều tự nhiên nếu người đó làm tốt. Kẻ tiểu nhân ngược lại luôn theo đuổi hư danh; theo đuổi chức vụ, địa vị ngoài khả năng của mình. Sách Trung Dung viết "''Khi ở địa vị cao, không lăng mạ chèn ép người dưới; khi ở địa vị dưới, không nịnh bợ cầu cạnh người trên; lúc nào cũng giữ bản thân ngay thẳng, chẳng cầu mong xin xỏ người khác, được như vậy thì trên không oán trời, dưới không trách người. Cho nên người quân tử luôn ở địa vị ổn định để chờ mệnh trời. Còn kẻ tiểu nhân buộc phải mạo hiểm để theo đuổi chức vụ, địa vị ngoài khả năng của mình.<ref>Tứ thư, Nxb Quân đội Nhân dân, Hà Nội, 2003, trang 64</ref>''". Nếu hoàn cảnh sống, chức tước, địa vị không được như ý thì phải xem lại bản thân mình chứ không nên trách trời, trách người. Khổng Tử nói: "''Phép bắn cung cũng giống như đạo người quân tử vậy. Khi bắn mũi tên không trúng đích, phải trở lại tìm nguyên nhân ở chính bản thân mình.<ref>Tứ thư, Nxb Quân đội Nhân dân, Hà Nội, 2003, trang 64</ref>''". Người tài đức thì sẽ được trọng dụng, giữ chức vụ xứng đáng với người đó. Sách Trung Dung viết "''người có chức lớn tất có địa vị xứng đáng, tất được hưởng lộc xứng đáng, hưởng danh xứng đáng và hưởng thọ lâu dài... người có đức lớn, nhất định được trời ban cho chức vụ để làm việc có ích cho đời.''<ref>Tứ thư, Nxb Quân đội Nhân dân, Hà Nội, 2003, trang 68</ref>".
 
=== Thuật lãnh đạo ===