Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Nho giáo”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
Lotye (thảo luận | đóng góp)
Lotye (thảo luận | đóng góp)
Dòng 18:
Nho giáo chủ trương giáo hóa mọi tầng lớp trong xã hội từ bậc quân vương đến kẻ thứ dân sao cho ai ai cũng thấm nhuần đạo học của thánh hiền, phát huy tính thiện sẵn có của bản thân, tự mình sửa đổi, rèn luyện cho tốt đẹp hơn. Nho giáo khuyến khích người có học dạy cho người ít học, người có đạo đức cảm hóa kẻ vô đạo, cải tạo xã hội, đem văn minh truyền bá khắp nơi. Đây là tư tưởng nhập thế của Nho gia, khác với tư tưởng xuất thế lánh đời của Phật gia hay Đạo gia. Khổng Tử nói: "''Đạo không thể xa lánh người. Nhưng có người muốn thực hành đạo mà lại xa lánh người, như vậy thì không thể thực hành được đạo... Cho nên người quân tử dùng cái đạo lý vốn sẵn có ở người để giáo dục người, lấy cải sửa làm chính, giáo dục mãi cho đến khi thành người mới thôi. Cũng như ta trau chuốt cán rìu vậy, trau chuốt đến mức thành cán rìu mới thôi. Người ta có lỗi mà biết sửa là được rồi, không xa lánh họ nữa.''<ref>Tứ thư, Nxb Quân đội Nhân dân, Hà Nội, 2003, trang 61</ref>".
 
ThựcThật ra, tính chất tôn giáo của Nho giáo rất mờ nhạt so với những tôn giáo khác, những lời dạy của Nho giáo không phải là từ [[thánh kinh]] mà được đúc kết từ chính những sự kiện trong [[lịch sử]] hoặc từ những tấm gương có thật trong cuộc sống. Nho giáo khuyên thế hệ sau cần biết học hỏi những thành công và tránh lặp lại những thất bại của thế hệ trước, là một học thuyết hướng dẫn về quan hệ xã hội và tu dưỡng bản thân.
 
===Tống Nho===