Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Chiết Giang”

n
Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
Dòng 64:
=== Thời Thanh ===
[[Tập tin:Second taking of Chusan.jpg|nhỏ|270px|phải|Quân Anh chiếm thành Định Hải ở [[quần đảo Chu Sơn]] năm 1841]]
Sau khi người Mãn Châu nhập quan, lập nên [[nhà Thanh]], triều đình mới đã đổi Chiết Giang thừa tuyên bố chánh sứ ti thành Chiết Giang tỉnh, về quân sự do [[tổng đốc Mân Chiết]] quản lý. Do Chiết Giang tích cựcực phản kháng quân Thanh, triều đình Mãn Thanh đã có các chính sách thẩm tra dã man đối với văn nhân Giang Nam, như [[Văn tự ngục]] (文字獄), [[Minh sử án]] (明史案). Năm [[Đạo Quang (niên hiệu)|Đạo Quang]] thứ 20 (1840), quân Anh pháo kích thành Định Hải, [[Chiến tranh Nha phiến]] chính thức bùng phát. Sau khi thành bị bao vây, [[tổng binh]] Định Hải trấn Cát Vân Phi (葛云飞), tổng binh Thọ Xuân trấn [[Vương Tích Bằng]] (王锡朋), tổng binh Xử Châu trấn Trịnh Quốc Hồng (郑国鸿) đã suất quân để kháng cự song đã thiệt mạng trong trận chiến. Căn cứ theo [[Điều ước Nam Kinh]] ký kết sau chiến tranh, Ninh Ba trở thành một 5 cảng thông thương với ngoại quốc đầu tiên.
 
Năm 1861, quân [[Thái Bình Thiên Quốc]] tiến từ Giang Tây đến Chiết Giang, do là nơi xuất thân của nhiều quan viên và thân sĩ Trung Quốc, Giang Chiết là vùng cư dân chịu ảnh hưởng mạnh của [[Nho giáo]] nên các dân đoàn địa phương đã liên tục cùng quân Thái Bình tác chiến, vì thế có đến trên một nửa cư dân Chiết Giang đã thiệt mạng trong cuộc chiến này.<ref>Theo "Trung Quốc Nhân khẩu sử" thống kê về số người tử vong tại 9 tỉnh phương Nam, nhân khẩu Chiết Giang trước chiến tranh là 30,27 triệu, số người tỷ vong thời chiến là 16,30 triệu người, tỷ lệ lên tới 53,8%</ref> Đặc biệt, ở các khu vực phía tây như tại ba huyện Vũ Khang, Hiếu Phong và An Cát thuộc hai phủ Hồ Châu, Hàng Châu, tổn thất nhân khẩu là trên 96%.<ref>《太平天国战争对浙江人口的影响》,《复旦学报》2000年第五期</ref> Cuộc chiến khốc liệt này đã khiến một số lượng lớn nhân sĩ Giang Chiết đến tị nạn tại Thượng Hải (tô giới ngoại quốc), đóng một vai trò quyết định cho sự phát triển của Thượng Hải. Sau chiến tranh, [[Tương quân]] nhập Chiết Giang để đánh Thái Bình Thiên Quốc trước kia khuếch trương thế lực và sau năm 1861, nhiều tuần phủ Chiết Giang do Tương quân độc quyền nắm giữ. Tuy nhiên, sau [[Dương Nãi Vũ và Tiểu Bạch Thái|án Cát Tất thị]], lực lượng Tương quân đã suy yếu rất nhiều. Trong các sự kiện [[Phong trào Nghĩa Hòa Đoàn]] và [[Liên quân tám nước|Bát quốc liên quân]] xâm lược, tỉnh Chiết Giang tham gia [[Đông Nam hỗ bảo]], tránh được chiến tranh xâm lược.
192

lần sửa đổi