Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Trường đại học”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
n →‎Liên kết ngoài: AlphamaEditor, General Fixes
Dòng 36:
Trường đại học có khi là một đơn vị thành viên trong một đại học hoặc viện đại học; ví dụ: Trường Đại học Kinh tế thuộc [[Đại học Đà Nẵng]], Trường Đại học Văn khoa thuộc [[Viện Đại học Sài Gòn]].
 
Việt Nam dưới hai chính thể Việt Nam Dân chủ Cộng hòa và Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam còn có mô hình trường đại học tổng hợp và trường đại học bách khoa. Các trường đại học tổng hợp tập trung vào các ngành [[nhân văn]] và [[khoa học]] cơ bản. Loại này gồm có Trường Đại học Tổng hợp Hà Nội (nay thuộc [[Đại học Quốc gia Hà Nội]]), Trường Đại học Tổng hợp Huế (nay thuộc [[Đại học Huế]]), và Trường Đại học Tổng hợp Thành phố Hồ Chí Minh (nay thuộc [[Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh]]). Các trường đại học bách khoa thì tập trung vào các ngành [[kỹ thuật]] và [[công nghệ]]. Loại này gồm có [[Trường Đại học Bách khoa Hà Nội]], Trường Đại học Bách khoa Đà Nẵng (nay thuộc [[Đại học Đà Nẵng]]), Trường Đại học Bách khoa Thành phố Hồ Chí Minh (nay thuộc [[Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh]]). và [[Trường Đại học Kỹ thuật Lê Quý Đôn]]
 
[[Trường đại học cộng đồng]] là cơ sở giáo dục đại học sơ cấp và đa ngành được thành lập ở [[Việt Nam]] dưới chính thể [[Việt Nam Cộng hòa]]. Sinh viên học ở đây để chuyển tiếp lên học ở các viện đại học, hoặc mở mang kiến thức, hoặc học nghề để ra làm việc. Các trường đại học cộng đồng được thành lập với sự tham gia đóng góp, xây dựng, và quản trị của địa phương nhằm đáp ứng nhu cầu phát triển ở địa phương trong các mặt văn hóa, xã hội, và kinh tế.<ref name="NTL" /> Khởi điểm của mô hình trường đại học cộng đồng ở [[Việt Nam]] là một nghiên cứu của ông Đỗ Bá Khê tiến hành vào năm [[1969]] mà các kết quả sau đó được đưa vào luận án tiến sĩ trình ở [[Đại học Nam California|Viện Đại học Nam California]] năm [[1970]] với tựa đề ''Community Junior College Concept: A Study of its Relevance to Postwar Reconstruction in Vietnam'' (Khái niệm trường đại học cộng đồng: Nghiên cứu sự phù hợp của nó vào công cuộc tái thiết hậu chiến ở Việt Nam).
 
Cơ sở đầu tiên được hình thành là Trường Đại học Cộng đồng Tiền Giang ([[1971]]) ở [[Định Tường]], sau khi mô hình giáo dục mới này được mang đi trình bày sâu rộng trong dân chúng.<ref name="NTL">Nguyễn Thanh Liêm, ''Giáo dục ở miền Nam tự do trước 1975 (Education in South Vietnam before 1975)'', Lê Văn Duyệt Foundation, California, 2006.</ref><ref>{{chú thích web|url=http://khiemdo.net/dobakhe/daihoc|title=Mission of the University|publisher=khiemdo.net|accessdate=2013-11-22}}</ref> Các trường đại học cộng đồng khác gồm có: Duyên Hải ở [[Nha Trang]],<ref name="ccvn" /> Quảng Đà ở [[Đà Nẵng]] (1974),<ref>{{chú thích web|url=http://www.haivannews.com/default.asp?sourceid=&smenu=170&twindow=Default&mad=No&sdetail=8662&wpage=1&skeyword=&sidate=&ccat=&ccatm=&restate=&restatus=&reoption=&retype=&repmin=&repmax=&rebed=&rebath=&subname=&pform=&sc=1179&hn=haivannews&he=.com|title= Đà Nẵng vang bóng một thời|accessdate=2009-12-28}}</ref> và Long Hồ ở [[Vĩnh Long]].<ref name="NTL" /> Trường Đại học Cộng đồng Tiền Giang đặt trọng tâm vào nông nghiệp; Trường Đại học Cộng đồng Duyên Hải hướng về ngư nghiệp.<ref name="ccvn">{{chú thích web|url=http://khiemdo.net/dobakhe/daihoc/199807-tiengiang.html |title=Community Colleges in Vietnam|publisher=khiemdo.net|accessdate=2010-01-31}}</ref> Riêng Trường Long Hồ còn đang dang dở chưa hoàn tất thì chính thể Việt Nam Cộng hòa bị giải tán.<ref>{{chú thích web|url=http://vietluanonline.com/200709/nhavanHuaHoanh.html |title=Nhà văn Hứa Hoành|accessdate=2009-12-28}}</ref> Ở [[Thành phố Hồ Chí Minh|Sài Gòn]] thì có Trường Đại học Regina Pacis (khai giảng vào năm [[1973]]) dành riêng cho nữ sinh do [[Công giáo]] thành lập, và theo triết lý đại học cộng đồng.<ref name="ccvn" />