Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Nhà 5D Hàm Long”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
Thêm nội dung,chi tiết hơn.
Đã lùi lại sửa đổi thiện ý của Phongvu99: Vpbq, copy nguyên văn từ http://dantri.com.vn/chinh-tri/dau-tich-chi-bo-cong-san-viet-nam-ngay-ay-bay-gio-1028435.htm. (TW)
Dòng 2:
'''Nhà 5D phố Hàm Long''' được Kỳ bộ [[Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên|Việt Nam Thanh niên Cách mạng Đồng chí Hội]] (VNTNCMDDCH) thuê làm trụ sở hoạt động bí mật và giao cho vợ chồng [[Trần Văn Cung]] và Trần Thị Liên quản lý. Tại đây tháng 3 năm [[1929]], kỳ bộ VNTNCMDDCH Bắc kỳ đã họp thành lập chi bộ đảng cộng sản đầu tiên tại Việt Nam, gồm có bảy đảng viên: [[Trịnh Đình Cửu]], [[Ngô Gia Tự]], [[Trần Văn Cung]], [[Đỗ Ngọc Du]], [[Nguyễn Đức Cảnh]], [[Dương Hạc Đính]], [[Kim Tôn]] (Nguyễn Tuân) và bầu Trần Văn Cung (Quốc Anh) làm bí thư chi bộ. Chi bộ chủ trương phải tích cực vận động thành lập một đảng cộng sản ở Việt Nam thay tổ chức Việt Nam cách mạng thanh niên để lãnh đạo [[cách mạng Việt Nam]]. Nay địa chỉ này trở thành di tích lịch sử cách mạng thuộc Bảo tàng [[Hà Nội]].
 
{{sơ khai}}
Nhà số 5D phố Hàm Long là nơi thành lập Chi bộ Cộng sản đầu tiên. Căn nhà 5D hiện được giữ làm nhà lưu niệm, các đồ đạc bày biện trong nhà còn lại gần như xưa. Diện tích và mặt bằng vẫn được giữ nguyên. Di tích 5D Hàm Long cùng với các di tích 90 Thợ Nhuộm, 48 Hàng Ngang, Quảng trường Cách mạng tháng Tám… đã tô thêm cho trang sử hào hùng của Cách mạng Việt Nam.
 
Thực tiễn phát triển mạnh mẽ của phong trào công nhân lúc này cho thấy Hội Việt Nam Thanh niên Cách mạng không còn đủ khả năng lãnh đạo, mà phải gấp rút thành lập chính đảng của giai cấp vô sản. Cuối tháng 3-1929, những phần tử tiên tiến trong Kỳ bộ Bắc Kỳ và Tỉnh bộ Hà Nội là các đồng chí Ngô Gia Tự, Nguyễn Đức Cảnh, Nguyễn Phong Sắc, Trần Văn Cung… đã họp tại số nhà 5D phố Hàm Long để thành lập Chi bộ cộng sản. Đồng chỉ Trần Văn Cung (tức Quốc Anh) được cử làm bí thư, riêng đồng chí Nguyễn Phong Sắc vì có công tác đột xuất nên vắng mặt nhưng vẫn được công nhận là thành viên chính thức.
 
Chi bộ Cộng sản đầu tiên của Việt Nam được thành lập ở Hà Nội là một thắng lợi quan trọng của tư tưởng vô sản trong cuộc đấu tranh với tư tưởng phi vô sản và các xu hướng quốc gia khác. Hà Nội, nơi kết tinh truyền thống yêu nước chống ngoại xâm, nơi tập trung giai cấp công nhân, đã vượt qua mọi sự khủng bố, phá hoại của kẻ thù để quyết tâm phất cao ngọn cờ cách mạng do Nguyễn Ái Quốc giương lên. Tại Đại hội Kỳ bộ Thanh niên Bắc Kỳ lần thứ II (28-3-1929), chủ trương thành lập Đảng cộng sản được nhiệt liệt tán thành. Nhưng đến Đại hội Thanh niên toàn quốc họp ở Hương Cảng (Trung Quốc) từ ngày 1-5-1929, đề nghị thành lập Đảng cộng sản của Đoàn Bắc Kỳ do đồng chí Ngô Gia Tự dẫn đầu đã bị Tổng bộ Thanh niên bác. Ngay sau đó, đoàn Bắc Kỳ bỏ Đại hội ra về, triệu tập cuộc họp tại ngõ Chùa Hương Tuyết (Bạch Mai) để bàn việc xúc tiến thành lập Đảng. Và ngày 17-6-1929, tại số nhà 312 phố Khâm Thiên, Đông Dương Cộng sản Đảng chính thức thành lập. Chính cương và Tuyên ngôn của Đảng được công bố. Tờ báo Búa Liềm, cơ quan Trung ương của Đảng và các tổ chức quần chúng của Đảng cũng lần lượt ra đời tại Hà Nội.
 
Ngôi nhà 5D Hàm Long 1 tầng, mái lợp ngói ta, một bên giáp nhà số 5C, một bên là ngõ nhỏ ăn thông sang phố Lê Văn Hưu. Chính địa thế này đã giúp cho các đồng chí của Đảng ra vào an toàn hơn. Căn nhà 5D hiện được giữ làm nhà lưu niệm, các đồ đạc bày biện trong nhà còn lại gần như xưa. Diện tích và mặt bằng vẫn được giữ nguyên. Di tích 5D Hàm Long cùng với các di tích 90 Thợ Nhuộm, 48 Hàng Ngang, Quảng trường Cách mạng tháng Tám… đã tô thêm cho trang sử hào hùng của Cách mạng Việt Nam.
 
Nhà 5D phố Hàm Long đã được công nhận là di tích lịch sử văn hoá năm 1964
 
<ref><em>Theo Hà Nội Di tích Lịch sử và Danh thắng, Doãn Đoan Trinh, Trung tâm UNESCO bảo tồn và phát triển văn hóa dân tộc Việt Nam, Hà Nội, 2000, tr16-tr17</em></ref>{{sơ khai}}
 
[[Thể loại:Di tích lịch sử Hà Nội]]