Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Kiến trúc Gothic”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
n AlphamaEditor, General Fixes
Không có tóm lược sửa đổi
Dòng 4:
[[Hình:Wells Cathedral, Wells, Somerset.jpg|nhỏ|hochkant=1.3|Mặt phía Tây của [[Nhà thờ chính tòa Wells]], khoảng 1260]]
 
'''Kiến trúc Gothic''' (''Gô-tích'') ra đời sau thời kì [[kiến trúc Roman]]. Khoảng năm 1200 sau [[Công Nguyên]], [[người châu Âu|dân châu Âu]] bắt đầu xây [[nhà thờ]] và [[cung điện]] theo kiểu kiến trúc Gothic. Sự khác biệt dễ dàng nhận thấy nhất giữa hai lối [[kiến trúc Trung cổ]] này là trong khi kiến trúc Roman theo kiểu vòm cong tròn thi kiến trúc Gothic lại theo kiểu vòm nhọn. Kiến trúc Gothic có cửa sổ nhiều hơn và kích thước cửa sổ cũng lớn hơn kiến trúc Roman.
 
Kiến trúc gothic (hay ''francigenum opus'') là một phong cách kiến trúc bắt đầu phát triển từ nửa sau thời Trung cổ ở Tây Âu.
 
Kiến trúc Gothic được thể hiện rõ rệt nhất và đẹp nhất trong các nhà thờ lớn, trong các thánh đường và một số các công trình dân dụng. Nhiều mẫu kiến trúc nhà thờ còn lại đến ngày nay mà trong số chúng, ngay những công trình nhỏ nhất cũng mang vẻ đẹp đặc trưng phần vì không có 2 công trình kiến trúc Gothic nào lại giống hệt nhau. Rất nhiều những công trình lớn là những kiệt tác kiến trúc vô giá được [[Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa Liên Hiệp Quốc|UNESCO]] công nhận là [[Di sản thế giới|Di sản văn hóa thế giới]].
 
Thời kỳ hưng thịnh của kiến trúc Gothic từ giữa thế kỷ 18 ở [[Anh]] và lan rộng khắp [[Châu Âu]] trong suốt thế kỷ 19, sau đó vẫn ảnh hưởng rất mạnh trong các kiến trúc về [[nhà thờ]] và các [[đại học|trường đại học]] cho đến tận thế kỷ 20.
 
==Thuật ngữ Gothic==
Dòng 34:
 
== Lịch sử ==
Kiến trúc gothic xuất hiện ở vùng [[Île-de-France]][[Haute Picardie]] vào thế kỷ XII. Nó nhanh chóng trở nên phổ biến ở phía Bắc sông Loire, kế đến là phía nam sông Loire và châu Âu cho tới giữa thế kỷ XVI; thậm chí là cho tới thế kỷ XVII ở một số ít các quốc gia khác. Kỹ thuật và quan niệm thẩm mỹ của kiến trúc gothic đã được vĩnh cửu hoá trong kiến trúc Pháp thế kỷ XVI ở một số chi tiết và mẫu tái hiện công trình; và sau đó, khi một trào lưu đổi mới, làn sóng chủ nghĩa lịch sử xuất hiện vào thế kỷ XIX cho tới đầu thế kỷ XX, phong cách này phát triển thành "tân gothic" (néo-gothique).
 
Đặc trưng riêng biệt của nó mang cả tính triết học cũng như kiến trúc. Có thể, nó đã cho thấy từ hai góc nhìn này một trong những sự hoàn thiện đầy đủ nhất về mặt nghệ thuật vào thời Trung cổ.
Dòng 68:
 
=== Gothic cổ điển ===
Gothic cổ điển (tiếng Anh: ''High gothic'') tương ứng với giai đoạn phát triển hoàn toàn và cân bằng hình dạng (cuối thế kỷ XII đến khoảng năm 1230). Người ta xây dựng gần như tất cả các nhà thờ lớn hơn: Reims, Bourges, Amiens, etc. Một số nhà thờ được xây dựng hoặc tu sửa trong các thành phố và làng mạc; hoặc là ở các tu viện, người ta tính đến việc áp dụng những nguyên lý mới ngay từ cuối thế kỷ XII. Trong các nhà thờ, cách trang trí được đơn giản hóa. Kiến trúc được tương đồng hóa: người ta từ bỏ ý tưởng xây dựng các cột xen kẽ đã từng được đánh giá cao ở Sens.
 
Kiến trúc gothic hoàng gia dưới triều Capé đã tìm thấy những yếu tố cổ điển nhất. Trong gia đoạn này, người ta bắt đầu biết đến tên tuổi các kiến trúc sư, đặc biệt là nhờ những mê cung (Reims). Công việc xây dựng được hợp lý hóa. Đá được vào một chuẩn nhất định. Công trình mở đầu cho thời kỳ này là Chartres, một dự án đầy tham vọng với việc nâng chiều cao thêm tới 3 tầng được thực hiện khả thi nhờ có sự hoàn thiện của các mố đỡ. Sự hoàn thiện các vòm chống cho phép xóa bỏ các đài ngồi mà trước giờ vẫn giữ vai trò này. Các quốc gia châu Âu khác bắt đầu quan tâm tới kiểu kiến trúc mới này (Cantorbéry, Salisbury,etc).
Dòng 77:
Các nhà thờ trở nên ngày càng cao. Trên phương diện kỹ thuật, việc sử dụng khung bằng đá đã cho phép các tòa nhà có diện tích rộng và cửa sổ lớn đến thế.
 
Các cửa sổ ngày càng được mở rộng, tới mức choán hết cả bức tường: những cột trong bộ xương cửa được dựng bằng đá; phần còn lại là thủy tinh, cho phép ánh sáng lọt qua. Bề mặt chiếu sáng vẫn tiếp tục được tăng nhờ sự xuất hiện của một hành lang phía trên chính đường (''triforium'') có đoạn được trổ thủng như ở Châlons. Ở Metz, bề mặt kính đạt tới 6496m26496m<sup>2</sup>. Các cửa sổ, thêm vào đó, còn được trang trí bởi những họa tiết viền mảnh hết sức tinh tế nhưng không làm cản trở ánh sáng. HoaCửa sổ hoa hồng, (''Rosace'') được sử dụng rất nhiều trước kia, trở thành một yếu tố không thể thiếu trong trang trí (nhà thờ Đức bà Paris, hành lang thập giá - transept; mặt tiền nhà thời Strasbourg).
 
Người ta đã ghi nhận một sự nhất quán về mặt không gian: các cột đều được đồng nhất; nhiều nhà nguyện ở hai bên sườn cũng cho phép tăng không gian của nhà thời.