Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Thập niên mất mát (Nhật Bản)”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
Không có tóm lược sửa đổi
Dòng 25:
 
===Bẫy thanh khoản===
Nhà kinh tế học [[Hoa Kỳ]] đoạt [[danh sách người đoạt giải Nobel Kinh tế|giải Nobel]] năm 2008 là [[Paul Krugman]] cho rằng chính [[bẫy thanh khoản]] đã làm cho nền kinh tế Nhật Bản trì trệ kéo dài. Bẫy thanh khoản xảy ra khi năng lực sản xuất tương lai thấp hơn năng lực sản xuất hiện tại. [[Già hóa dân số]] và sinh ít khiến cho nhóm dân số trong độ tuổi lao động ở Nhật Bản giảm trung bình hàng năm 0,7% trong vòng 30 năm tới và giảm 1% trong vòng 25 năm sau đó. Khi lực lượng lao động giảm nhanh hơn dân số, thì năng lực sản xuất bình quân đầu người của tương lai được dự tính là sẽ giảm đi so với hiện nay. Mặt khác, vấn đề kinh tế dai dẳng của Nhật Bản là do người [[tiêu dùng]] muốn [[tiết kiệm]] nhiều hơn doanh nghiệp muốn đầu tư. Dự tính về [[lực lượng lao động]] trong tương lai giảm sẽ làm giảm lợi tức kỳ vọng của đầu tư. Ngoài ra, vấn đề nợ xấu của khu vực ngân hàng khiến cho họ khắt khe hơn trong phê duyệt các khoản cho vay, nên sẽ có tác động tiêu cực đến đầu tư của doanh nghiệp.<ref>[[Paul Krugman|Krugman, Paul]] (1998), "It's Baaack: Japan's Slump and the Return of the Liquidity Trap," ''Brookings Papers on Economic Activity'', No. 2, pp. 137-205.</ref>
 
===Kích cầu kém===