Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Chiến tranh Hán – Sở”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
n →‎Bình luận: clean up, General fixes using AWB
n →‎Bình luận: bỏ dấu, replaced: đựơc → được using AWB
Dòng 247:
:''Cao Tổ nói:''
 
:''- Ngươi chỉ biết một mà chưa biết hai. Phàm việc tính toán trong màn trướng mà quyết định được sự thắng ở ngoài ngàn dặm thì ta không bằng Tử Phòng<ref>Trương Lương</ref>; trị nước nhà, vỗ yên trăm họ, vận tải lương thực không bao giờ đứt thì ta không bằng Tiêu Hà; nắm trong tay trăm vạn quân đã đánh là thắng, tiến công là nhát định lấy thì ta không bằng Hàn Tín. Ba người này đều là những kẻ hào kiệt, ta biết dùng họ cho nên lấy đựơcđược thiên hạ. Hạng Vũ có một Phạm Tăng mà không biết dùng cho nên mới bị ta bắt.''
 
Tóm lại, Hạng Vũ chỉ có cái tài làm tướng, không có tài để làm vua, còn Lưu Bang không có phẩm chất để làm tướng nhưng có đủ phẩm chất để làm vua. Ngay các tướng của Lưu Bang, điển hình là Hàn Tín cũng thẳng thắn nói rằng việc Lưu Bang giành được thiên hạ là ''mệnh trời chứ sức người thì không làm nổi''. Có vẻ như một phần thành công của Lưu Bang nhờ vào tài "tự tuyên truyền" về "thiên mệnh" của mình do chính ông và gia đình ông dựng nên (truyện là con của rồng, có mây lành che...). Không rõ những điều đó ảnh hưởng đến mọi người thời đó đến mức độ nào, nhưng bản thân Lưu Bang đã hơn 1 lần gặp may và được thoát nạn nhờ tay của những người của chính bên Hạng Vũ giúp đỡ. Tại Yến Hồng Môn, chú Hạng Vũ là Hạng Bá đứng ra múa gươm che đỡ cho Lưu Bang khỏi bị Hạng Trang đâm. Sau đó Trần Bình, đang phục vụ cho Hạng Vũ, đứng rót rượu cũng rót chén vơi cho Lưu Bang để ông đỡ bị say. Trận Bành Thành thua nặng, bị quân Sở vây ngặt, Lưu Bang đụng phải Đinh Công nhưng Đinh Công lại thả cho Lưu Bang đi. Dường như tri thức thời đó khiến nhiều người, ngay cả những phần tử trí thức cũng bị ảnh hưởng bởi những hiện tượng được xem là "thiên mệnh".