Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Nông dân”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
Dòng 100:
Trong quá trình xây dựng nông thôn mới hiện nay, nông dân giữ vị trí là chủ thể. Đây là sự khẳng định đúng đắn, cần thiết, nhằm phát huy nhân tố con người, khơi dậy và phát huy mọi tiềm năng của nông dân vào công cuộc xây dựng nông thôn cả về kinh tế - văn hóa và xã hội, đồng thời bảo đảm những quyền lợi chính đáng của họ.
 
==Đào tạo, Việc làm==
Nhiều người [[Việt Nam]] với suy nghĩ rằng ngành [[nông nghiệp]] hay cụ thể nghề nông dân là một công việc vất vả, không cần phải đào tạo qua trường lớp. Tuy nhiên, với tốc độ phát triển của đất nước ta, đây hoàn toàn một quan niệm sai lầm. Nông nghiệp không chỉ là nghề trồng [[lúa]], trồng cây mà hiện nay nông nghiệp còn gắn liền với ''công việc [[sản xuất]] và phân phối [[thực phẩm]]''. Qua đó, ''vai trò và trách nhiệm của người nông dân'' cũng được củng cố đáng kể. [[Công nghệ]] [[khoa học]] mới đòi hỏi người nông dân phải có những kiến thức cơ bản và đúng đắn, có như vậy mới đảm bảo được ''hiệu quả và năng suất lao động''. Bên cạnh đó, những tác động về công nghệ và phát triển xã hội, những người đầu tàu trong lĩnh vực này còn đóng vai trò quan trọng trong việc bảo tồn [[nông thôn]], cụ thể là bảo vệ [[môi trường]] và [[tài nguyên thiên nhiên]]. Sinh viên tốt nghiệp có thể chọn làm việc trong các lĩnh vực chuyên môn như nông nghiệp, bảo vệ môi trường, nghiên cứu khoa học dựa trên các vấn đề môi trường… Ngoài ra, sinh viên còn có thể lựa chọn kinh doanh hoặc học lên cao để làm [[luật sư]] chuyên ngành này.