Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Albrecht von Roon”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
OctraBot (thảo luận | đóng góp)
n Thay thế ‘(?mi)\{\{(Liên kết bài chất lượng tốt|Link GA)\|.+?\}\}\n?’ bằng ‘’.: deprecated template
clean up, replaced: → (3) using AWB
Dòng 37:
Bên cạnh các tác phẩm của mình, Roon vẫn theo đuổi mạnh mẽ sự nghiệp chuyên môn của ông<ref name="williamhdavenportadams"/>. Vào năm [[1832]], ông tái nhập trung đoàn của mình, và sau đó tham gia trong [[quân đoàn]] quan sát viên dưới quyền tướng [[Karl Freiherr von Muffling|tướng von Müffling]] ở [[Krefeld]], và trong thời gian này ông lần đầu tiên phát hiện ra tình trạng yếu kém của lực lượng quân đội Phổ.<ref name="roontudienbachkhoa"/> Quân đoàn của ông đã tận mắt chứng kiến [[cuộc vây hãm Antwerp (1832)|cuộc vây hãm Antwerp]] của quân đội [[Bourbon phục hoàng|Pháp]] tại [[Bỉ]] từ [[tháng mười một|tháng 11]] cho đến [[tháng mười hai|tháng 12]] năm 1832.<ref>George Bruce Malleson, ''The refounding of the German empire, 1848-1871'', trang 59</ref> Vào năm [[1833]], ông được bổ nhiệm vào Cục Khảo sát tại Berlin, và vào năm [[1835]] ông gia nhập [[Bộ Tổng tham mưu Đức|Bộ Tổng tham mưu Phổ]], sau đó đến năm [[1836]] ông được phong hàm [[Đại úy]] và trở thành một giảng viên đồng thời là thẩm tra viên tại học viện quân sự ở Berlin. Vào năm [[1842]], sau khai trải qua một căn bệnh kéo dài hai năm do làm việc quá sức, ông được phong làm [[Thiếu tá]] và phục vụ ban tham mưu của [[Quân đoàn]] VII. Khi làm việc trong ban tham mưu của Quân đoàn VII, ông một lần nữa bị ấn tượng với sự kém hiệu quả về mặt tổ chức của quân đội Phổ, và trở nên bận rộn với việc vạch ra các kế hoạch canh tân quân lực.<ref name="roontudienbachkhoa"/> Hai năm sau, với tư cách là thầy dạy của [[Friedrich Karl của Phổ (1828-1885)|Thân vương Friedrich Karl của Phổ]], ông đã hộ thống Thân vương tại trường [[Đại học Bonn]] và trong các chuyến công du của Friedrich Karl đến [[Thụy Sĩ]], [[Ý]], [[Pháp]] và [[Bỉ]].<ref>Charles Knight, ''Biography: Or, Third Division of "The English Encyclopedia"'', trang 1051</ref> Vào năm [[1848]], ông được bổ nhiệm làm tham mưu trưởng của Quân đoàn VIII tại [[Koblenz]]. Trong các biến động vào năm đó, ông phục vụ dưới quyền chỉ huy của [[Thái tử|Thái đệ]] [[Wilhelm I của Đức|Wilhelm]], sau này là Quốc vương Phổ và [[Hoàng đế Đức]], trong việc dập tắt cuộc nổi dậy tại [[Baden]], và đã thể hiện lòng dũng cảm và sự năng động của mình. Ông được trao tặng Huân chương Đại bàng Đỏ hàng ba vì những đóng góp của ông trong chiến đấu.<ref name="roontudienbachkhoa"/>
 
Vào thời gian này, trong khi tham gia trong bộ tham mưu của Wilhelm, ông đã đệ trình lên Thái đệ các ý định canh tân quân đội của mình. Sau khi những khiếm khuyết của bộ máy tổ chức và sự thiếu hiệu quả của quân đội Phổ được bộc lộ trong cuộc tổng động viên năm [[1850]] (điều này đã dẫn đến [[Hiệp ước Olmütz]] &ndash; một sự sỉ nhục đối với Phổ), Roon được thăng cấp bậc [[Thượng tá]]. Năm sau ([[1851]]), ông trở thành [[Đại tá]]. Giờ đây, được sự tín nhiệm hoàn toàn của Thái đệ Wilhelm, ông bắt đầu hoạt động tích cực với tư cách là một nhà tổ chức quân đội.<ref name="roontudienbachkhoa"/>
 
== Các cải cách quân sự của Roon ==
Được thăng hàm [[Thiếu tướng]] vào năm [[1859]] và [[Trung tướng]] vào năm [[1859]], Roon đã giữ một vài chức vụ chỉ huy kể từ năm [[1850]] và được triển khai trong các sứ mệnh quan trọng. Trong cuộc [[Chiến tranh giành độc lập Ý lần thứ hai|Chiến tranh Áo-Pháp-Sardegna]], ông được lệnh tổng động viên một [[sư đoàn]]. Cuộc tổng động viên quân đội Phổ diễn ra kém hiệu quả và rơi vào tình trạng hỗn loạn đến mức mà Wilhelm, người đã lãnh chức Nhiếp chính vương thay thế vua anh điều hành việc nước từ năm [[1857]], phải thành lập một hội đồng do Roon lãnh đạo, nhằm xem xét những khuyết điểm của quân đội và đề xướng cải cách. Các đường lối của ông gặp phải một số phản đối từ [[Bộ Chiến tranh Phổ|Bộ trưởng Bộ Chiến tranh]] đương nhiệm của Phổ là [[Eduard von Bonin]], song Wilhelm &ndash; người ủng hộ nồng nhiệt các đề xuất của Roon &ndash; đã cách chức Bonin và bổ nhiệm Roon vào ghế Bộ trưởng Chiến tranh vào ngày [[5 tháng 12]] năm 1859. Hai năm sau, vào năm [[1861]], Bộ [[Hải quân]] cũng được giao cho ông đứng đầu.<ref name="ReferenceA"/><ref name="roontudienbachkhoa"/><ref name="michaelhowardtr1920"/><ref name="michaelembretrang35"/><ref>Albert Seaton, ''The Army of the German Empire, 1870-1888'', trang 59</ref>
 
Được mệnh danh là "người bảo thủ sáng suốt"<ref>Hannah Pakula, ''An Uncommon Woman: The Empress Frederick, Daughter of Queen Victoria, Wife of the Crown Prince of Prussia, Mother of Kaiser Wilhelm Von Roon'', trang 165</ref> có niềm tin sốt sắng vào sự chuyên môn và các cuộc cải cách để đổi mới hoàn toàn bộ mặt của quân đội.<ref name="michaelembretrang35">Michael Embree, ''Bismarck's First War: The Campaign of Schleswig & Jutland 1864'', trang 35</ref> Được sự ủng hộ của tướng [[Edwin Freiherr von Manteuffel|Edwin von Manteuffel]] và Tổng tham mưu trưởng mới của quân đội Phổ là [[Helmuth Karl Bernhard von Moltke|Helmuth von Graf Moltke]], Roon đã soạn thảo các kế hoạch để điều chỉnh cơ cấu quân sự do [[Gerhard von Scharnhorst|Scharnhorst]] thiết lập cho phù hợp với bối cảnh hiện thời của nước Phổ.<ref name="roontudienbachkhoa"/> Những kế hoạch này đã được bày tỏ ngay từ [[mùa hè]] năm [[1858]] qua bản thỉnh tấu do ông đệ trình lên Wilhelm. Trong bản tấu thỉnh này, trước hết ông chỉ ra rằng Phổ cần có "một quân đội hùng vĩ nhưng đồng thời không đắt giá" nếu muốn củng cố địa vị [[cường quốc|liệt cường]] của mình.<ref name="michaelhowardtr1920">Michael Howard, ''The Franco-Prussian War: The German Invasion of France 1870–1871'', các trang 19-20.</ref> Một phần trong các canh tân của ông là chế độ ''cưỡng bách tòng quân'' trên toàn quốc: theo đó, việc phục vụ dưới các lá quân kỳ bắt buộc phải kéo dài 3 năm, khởi đầu ở độ tuổi 20.<ref name="rogerparkinsontrang139"/> Tiếp theo đó, những [[người lính]] được tuyển mộ sẽ phục vụ lực lượng trừ bị trong vòng 4 năm<ref name="michaelembretrang35"/>, chứ không phải là 2 năm như trước đây nữa.<ref name="rogerparkinsontrang139"/> Và, sau khi mãn hạn trong lực lượng trừ bị, họ sẽ gia nhập lực lượng Vệ binh Quốc gia ([[Landwehr]]).<ref name="michaelembretrang35"/> Nhờ cải tổ của Roon, các [[trung đoàn]] mới của quân đội Phổ đã được thành lập.<ref name="roontudienbachkhoa"/> Trong năm [[1862]] quân số của lực lượng chính quy Phổ đã được mở rộng gấp đôi<ref name="geoffreywawro7677">Geoffrey Wawro, ''Warfare and Society in Europe, 1792- 1914'', trang 76</ref>. Ngoài ra, mặc dù vai trò trong cuộc Chiến tranh Giải phóng năm 1813 của Vệ binh Quốc gia vẫn còn được ca ngợi trong một huyền thoại mang tính [[chủ nghĩa dân tộc|dân tộc chủ nghĩa]], Roon tin rằng ''Landwehr'' là một đội ngũ yếu kém về quân sự lẫn chính trị: hạn chế về tính thực tiễn và thiếu sự tinh nhuệ. Vì thế, ông đã cắt giảm vai trò của lực lượng này:<ref name="roontudienbachkhoa"/> việc phục vụ trong đội ngũ Vệ binh Quốc gia bị giảm từ 7 năm xuống 5 năm, dưới sự giám sát chặt chẽ trong quân đội chính quy, qua đó biến Vệ binh Quốc gia theo một lực lượng trừ bị hạng hai trên chiến tuyến.<ref name="rogerparkinsontrang139"/> Đồng thời, Roon cũng chia nước Phổ làm 8 [[quân khu]] và giao việc kiểm soát Vệ binh Quốc gia cho bộ tư lệnh các quân khu này<ref>Michael Howard, ''The Franco-Prussian War: The German Invasion of France, 1870-1871'', 22</ref>.<ref name="rogerparkinsontrang139"/>
 
Những đề xuất tái cấu trúc quân đội của Roon đã vấp phải sự phản kháng mãnh liệt từ phe tự do chủ nghĩa vốn chiếm đa số trong [[Quốc hội Phổ]] (''Preußischer Landtag''),<ref name="roontudienbachkhoa"/> đứng đầu là [[Đảng Tiến bộ Đức|Đảng Tiến bộ]], do [[quốc hội]] chủ trương đặt ngân sách quân sự dưới sự kiểm soát của nghị viện. Những người theo chủ nghĩa tự do coi các vấn đề quân đội là một minh chứng cho chế độ [[quân chủ chuyên chế|chuyên chế]] của Vương gia Phổ. Trong khi Roon cho rằng quân đội Phổ cần phải có thêm nhiều lính để bảo vệ quyền lợi của vương quốc chống lại [[Áo]] và Pháp, những người theo chủ nghĩa tự do cho rằng mục tiêu thực sự của Roon là "quân phiệt hóa" [[xã hội]] Phổ. Họ cho rằng, nếu cần thiết mở mang quân số, Vệ binh Quốc gia hoàn toàn có thể đáp ứng nhu cầu của quân đội bằng nguồn lực dồi dào của họ. Tuy nhiên, về vai trò của ''Landwehr'', Roon đã phản bác: trong thời đại này, chiến tranh đã trở nên phức tạp và đòi hỏi lực lượng vũ trang trình độ chuyên môn cao chứ không chỉ quân số và tinh thần.<ref name="geoffreywawro7677"/> Sau gần 8 năm xung đột [[chính trị]] (1859 &ndash; 1867)<ref name="michaelhowardtr1920"/>, phần thắng cuối cùng sẽ thuộc về ông, với sự hỗ trợ đắc lực từ những thắng lợi chính trị của Thủ tướng [[Otto von Bismarck]] và những [[chiến thắng|thắng lợi]] quân sự của Tổng tham mưu trưởng Moltke.<ref name="roontudienbachkhoa"/><ref name="peterparret286">Peter Paret, Gordon A. Craig, Felix Gilbert (biên tập), ''Makers of Modern Strategy from Machiavelli to the Nuclear Age'', trang 286</ref>
Dòng 86:
 
{{Authority control|VIAF=34447787}}
 
 
{{Persondata <!-- Metadata: see [[Wikipedia:Persondata]]. -->