Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Nhà Tống”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
Không có tóm lược sửa đổi
Dòng 118:
Phương châm yên dân của Tống Thái Tổ được các tướng lĩnh chấp hành triệt để và kiềm chế cấp dưới. Tào Bân khi vây hãm Đô thành Kim Lăng của Nam Đường, khi sắp lấy được thành thì ông đột ngột bị bệnh. Khi các tướng sĩ đến thăm, ông đã nói ra nỗi lo lắng của mình: ''"Bệnh của tôi không phải là thuốc men có thể trị khỏi được, chỉ cần các ông hứa chắc với tôi là khi vào thành sẽ không giết hại một ai cả thì bệnh của tôi sẽ khỏi ngay"'' (Tống sử, ''"Tào Bân truyện"''). Cho đến khi các tướng đồng thanh hứa rồi thắp nhang thề, thì bệnh khỏi ngay. Tào Bân làm như thế là để chấp hành mệnh lệnh của Tống Thái Tổ. Thời Ngũ đại, nhân dân đã phải chịu bao khổ nhục tàn bạo của lính tráng, một khi gặp được tướng soái nhân nghĩa thì chào đón rất nồng nhiệt. Vì thế Tống Thái Tổ bình định nhanh chóng Nam Bắc Trường Giang, hoàn toàn không phải ngẫu nhiên. Ông khoan dung nhân nghĩa thương dân, đã hình thành một sự trái ngược tích cực với những kẻ thống trị thời kỳ sau của các chính quyền cát cứ như Tần Thủy Hoàng, Tùy Dạng Đế... Mạnh Tử nói:''"người nhân nghĩa không ai đánh nổi"''. Tống Thái Tổ chính là một con người vô địch như vậy.
 
=== Củng cố nền thống nhất[sửa | sửa mã nguồn] ===
 
==== Khống chế binh quyền[sửa | sửa mã nguồn] ====
Sau khi thống nhất toàn quốc, một vấn đề khác vẫn canh cánh trong lòng của Triệu Khuông Dận là làm sao chấm dứt được những rối loạn phân chia từ thời Ngũ đại, thực hiện sự thống trị yên ổn lâu dài. Tháng 7 năm Kiến Long thứ 2 (961), Triệu Khuông Dận và Triệu Phổ có một cuộc bàn luận rất quan trọng, biểu thị một cách rõ ràng luồng tư tưởng tăng cường tập quyền trung ương. Triệu Khuông Dận hỏi Phổ: ''"Từ cuối Đường cho đến nay, thay đổi tám họ vua, chiến tranh triền miên, dân sinh khổ cực, nguyên nhân la ở đâu? Nay ta muốn yên thiên hạ, nước nhà trường tồn, thì phải làm thế nào? "''. Triệu Phổ trả lời: ''"Bệ hạ nói đến điều này, là phúc cho thiên hạ lắm, và cũng không khó khăn gì, chỉ tại vua thì yếu mà bề tôi thì mạnh mà sinh ra. Nay muốn trị yên, thì phải đoạt lại quyền của họ, khống chế tiền bạc lương thảo của họ, thu hồi tinh binh của họ, thì thiên hạ sẽ yên."'' Triệu Phổ đã chỉ ra hai điều cốt yếu: một là quyền lực của quân nhân lớn quá mà thao túng vận mệnh đất nước. Cương lĩnh chấp chính của Triệu Khuông Dận đã lấy tư tưởng này làm cơ sở.
 
Trong một bữa tiệc, Tống Thái Tổ khuyên các tướng lĩnh hãy giữ mãi sự giàu sang, mượn thú vui thanh sắc, thú chơi ngựa hay chó quý để hưởng thụ cuộc đời. Các tướng thống lĩnh Cấm quân là Thạch Thủ Tín, Vương Thẩm Kỳ và một số người sợ uy lực, đã giao quyền một cách hòa bình, sử sách đã gọi đó là ''chung rượu giả binh quyền''. Tiếp đó, Mộ Dung Diên Chiêu, Hàn Lệnh Khôn bị đoạt chức Cấm quân, một người được điều đi làm Tiết độ sứ Sơn Nam, một người tới Thành Đức. Để tập trung binh quyền, Triệu Khuông Dận còn quy định chính Hoàng đế trao quyền quân quản Cấm quân, và có thể thay đổi bất cứ lúc nào. Như vậy, ''"tướng không được chuyên quyền nắm binh của mình"'', ''"lính không có vị tướng lâu dài, tướng không có đạo quân lâu dài"'', đã loại trừ được khả năng phát động chính biến. Điện tiền Đô Chỉ huy, Bộ quân Đô Chỉ huy, Mã quân Đô Chỉ huy là ba chỉ huy Cấm quân, kìm giữ lẫn nhau, chỉ có quyền giữ quân mà không được quyền phát binh. Ngược lại, Viện Khu mật trên danh nghĩa là có quyền điều động quân đội, nhưng lại không có quyền nắm quyền. Chia quyền năm quân và phát binh, thực chất là tập trung toàn bộ quyền lực vào tay Hoàng đế. Ngoài Cấm quân còn có ba loại quân là ''Sương binh'', ''Hương binh''và ''Phiên binh'', đều là quân địa phương và thực lực có hạn. Các tướng trấn giữ biên cương dẫu có muốn làm phản cũng không được. Triệu Khuông Dận từ việc nắm binh quyền, khống chế Cấm quân để bài trừ tận gốc sự cát cứ, phân chia, là điều mấu chốt cho việc củng cố nền thống nhất, ổn định tình hình chính trị.
 
==== Quân sự[sửa | sửa mã nguồn] ====
Vì Tống Thái Tổ thực hiện tập trung binh quyền nên lực lượng quân đội chính quy nhà Tống chỉ có Cấm quân. Lực lượng cấm quân bao gồm nhiều binh chủng như bộ binh, cung thủ, pháo binh nhưng thiếu nhất là kỵ binh.
 
Dòng 134:
Việc Thái Tổ trọng dụng văn quan làm cho tầng lớp võ nhân rơi xuống vị trí thấp kém trong xã hội, đãi ngộ thấp kém làm cho quân tướng không hết sức chống giặc và việc để quan văn cầm quân đã gây nhiều thảm họa vào đời sau.
 
==== Cải cách chế độ quan lại[sửa | sửa mã nguồn] ====
Cơ quan trung ương vẫn có Tể tướng, sử dụng danh hiệu Bình chương sự, nhưng bổ sung thêm Tham tri chính sự làm Phó tể tướng, mục đích là để phân chia quyền lực của Tể tướng. Đồng thời quy định mọi việc quân sự, hành chính, điều động Cấm binh do Khu mật sứ nắm giữ, nhằm đối lập với Tể tướng. Chính quyền và quân quyền trực tiếp theo lệnh Hoàng đế. Quyền tài chính do Tam ti sứ điều hành, phụ trách chi tài chính toàn quốc, gọi là ''"Kế tướng"'', quyền lực không thua gì Tể tướng và Khu mật sứ, phòng ngừa một mình Tể tướng nắm giữ quyền lực quá lớn. Còn lập ra các chức vụ ''Khu mật Phó sứ'', ''Tam ti Phó sứ'', càng thuận lợi cho việc chỉ huy của Hoàng đế.